MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chỉ cần làm được 1 việc này, con người sẽ bớt được mệt mỏi, muộn phiền: Bạn có biết đó là việc gì?

25-08-2020 - 20:20 PM | Sống

Hãy cùng tìm hiểu trong câu chuyện dưới đây.

Cuộc nói chuyện giữa thiền sư và nhà văn nổi tiếng

Có một nhà văn sau khi thành danh và nổi tiếng luôn cảm thấy bản thân lúc nào cũng bận rộn không có thời gian ngẩng đầu lên và cuộc sống dần trở nên thật mệt mỏi.

Vì thấy bế tắc, không biết phải làm sao, ông quyết định đến hỏi ý kiến một vị thiền sư già.

Nhà văn hỏi vị thiền sư: "Thưa sư phụ, tại sao từ sau khi nổi tiếng, con lại cảm thấy công việc của mình ngày càng bận rộn và cuộc sống cũng trở nên ngày càng mệt mỏi ạ?"

Thiền sư nghe vậy hỏi ông: "Hằng ngày con phải bận rộn làm những gì?"

Ông thành thật thuật lại: "Suốt một ngày từ sáng sớm đến tốt mịt con đều phải tham gia những buổi tiệc xã giao, sau đó đi diễn thuyết, rồi tiếp nhận các buổi phỏng vấn của bên truyền thông, đồng thời còn phải sáng tác tác phẩm. Thưa sư phụ, con thấy cuộc sống của mình thật quá mệt mỏi và vất vả".

Lúc này vị thiền sư đột nhiên mở tủ quần áo ra và bảo ông: "Cả đời ta đã mua được không ít những bộ quần áo đẹp. Con có thể tìm thấy câu trả lời sau khi mặc tất cả những bộ quần áo đẹp đẽ này lên người mình".

Nhà văn nghe vậy tỏ vẻ khó hiểu đáp: "Sư phụ, con mặc một bộ quần áo này là đủ rồi. Giờ sư phụ lại muốn con mặc hết số quần áo này lên người, như vậy thì thật nặng nề và bí bách".

Thiền sư tiếp lời nói: "Đến cả đạo lý đơn giản này con cũng hiểu được, sao vẫn còn phải đến hỏi ta?"

Nhà văn vẫn tỏ vẻ mông lung khó hiểu, thiền sư lại nói với ông: "Con chẳng phải đã hiểu rõ ràng rằng, chỉ mặc quần áo của mình thôi là đã đủ, cho dù con có mặc thêm nhiều bộ quần áo sang trọng hơn nữa, cũng chỉ làm con thấy nặng nề và bí bách.

Chỉ cần làm được 1 việc này, con người sẽ bớt được mệt mỏi, muộn phiền: Bạn có biết đó là việc gì? - Ảnh 1.

Vậy lẽ nào con vẫn chưa hiểu, con là một nhà văn, chứ không phải là một nhà ngoại giao hay một diễn giả, càng không phải là một chính trị gia.

Vậy cớ sao con phải sắm vai một nhà ngoại giao, một diễn giả và một chính trị gia, rồi còn đi làm những việc của một nhà ngoại giao, một diễn giả và một chính trị gia nữa? Con như vậy chẳng phải đang tự rước khổ, tự mua dây buộc mình hay sao? "

Nhà văn lúc này mới vỡ lẽ, ngộ ra đạo lý quan trọng để thoát khỏi cảnh ngộ hiện tại của bản thân.

Lời bình

Đúng như vậy, mỗi người đều nên chỉ theo đuổi những thứ thuộc về mình và làm những chuyện trong phạm vi năng lực cho phép.

Chỉ khi làm được như vậy, chúng ta mới có được hạnh phúc và niềm vui chân chính, theo đó cuộc sống cũng sẽ trở nên dễ dàng và an nhiên hơn!

Biết sử dụng thời gian hợp lý mới có thể nắm giữ được khoảng thời gian và không gian vô tận

Bên cạnh một ông vua nọ lúc nào cũng có hai đại thần bên trái và bên phải. Nhưng nhà vua chỉ thích vị đại thần bên trái mà không thích vị đại thần bên phải.

Chỉ cần làm được 1 việc này, con người sẽ bớt được mệt mỏi, muộn phiền: Bạn có biết đó là việc gì? - Ảnh 2.

Vị đại thần bên phải thấy rất kỳ lạ, không hiểu vì sao mình không được yêu thích, đành quan sát kỹ lưỡng nhất cử nhất động của vị đại thần kia.

Không lâu sau, ông ta đã tìm ra nguyên nhân khiến mình không được nhà vua sủng ái. Hóa ra là cứ mỗi lần nhà vua vừa khạc nhổ đờm, vị đại thần được sủng ái kia liền lập tức giơ chân lau bãi đờm cho đức vua, nhờ vậy mà giành được sự yêu thích của vua.

Vị đại thần bên phải lúc này mới vỡ lẽ, lập tức bắt trước làm theo, nhưng lần nào cũng chậm hơn một bước, lần nào cũng không nhanh chân bằng đối phương, kết quả vẫn không giành được cơ hội lau bãi đờm cho nhà vua.

Về sau, ông ta nghĩ ra một kế sách, hạ quyết tâm phải cướp bằng được thời cơ.

Thế là vào lần tiếp theo khi nhà vua khạc đờm, ông ta canh chuẩn thời gian, bay lên, đạp một chân lên miệng nhà vua hòng thay ngài lau bãi đờm.

Kết quả là ông ta chẳng những không lau được đờm cho vua mà còn khiến ngài máu chảy đầu miệng. Và tất nhiên, ông ta đã đánh mất hoàn toàn cơ hội được vua ân sủng.

Lời bình

Kẻ tham lam ngu ngốc mãi mãi sẽ không hiểu cách tận dụng thời gian và không gian, thậm chí còn lãng phí mất khoảng thời gian và không gian quý giá ấy.

Chỉ có người biết giúp đỡ, biết làm lợi cho người khác mới có thể nắm giữ được khoảng thời gian và không gian vô tận.

Một hôm, có một quan chức cấp cao Nhật Bản đến xin ý kiến Thiền sư Trạch An xem làm thế nào để quản lý thời gian hiệu quả.

Ông nói: "Thưa thầy, con thấy chức vụ của con thật vô nghĩa, ngày ngày đều phải nghe nịnh bợ, những lời đong đưa nịnh hót ấy nghe hoài cũng thấy như nhau, thật vô vị tẻ nhạt.

Con chẳng những không thích nghe, mà còn có cảm giác sống một ngày như sống cả một năm vậy. Con thật không biết nên quản lý thời gian thế nào mới phải?"

Chỉ cần làm được 1 việc này, con người sẽ bớt được mệt mỏi, muộn phiền: Bạn có biết đó là việc gì? - Ảnh 3.

Thiền sư nghe vậy mỉm cười rồi tặng người đàn ông 8 chữ: "Thử nhật bất phục, thốn âm chỉ bảo". Ý muốn nói rằng thời gian đã trôi qua thì không thể quay lại nữa, thời gian là vàng là bạc, hãy biết trân trọng thời gian.

Ngày nay, mọi người thường hay nói về "tiết kiệm", nhưng họ chỉ dừng lại ở biết tiết kiệm đồ, tiết kiệm tiền, mà không biết rằng thời gian, tình cảm, dục vọng và mạng sống cũng cần phải tiết kiệm.

Cả những suy nghĩ và hành vi cũng đều phải biết kiểm soát, tiết chế cho phù hợp, không được phóng túng tràn lan, người làm được điều này mới là người biết sử dụng quỹ thời không khôn ngoan.

Theo Khánh An

Pháp luật & Bạn đọc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên