MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia Cấn Văn Lực: Cần làm rõ trách nhiệm của fintech

03-08-2020 - 15:30 PM | Tài chính - ngân hàng

Chuyên gia cho rằng cần có những cơ chế thử nghiệm với fintech để đánh giá thử nghiệm và rút kinh nghiệm. Theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, cần làm rõ trách nhiệm của các công ty trung gian gồm fintech trong các giao dịch cho vay, thanh toán, dịch vụ tài chính...

TS Cấn Văn Lực
TS Cấn Văn Lực
Chuyên gia tài chính ngân hàng
291 bài viết

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến về bộ hồ sơ lập đề nghị xây dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm công nghệ tài chính (fintech) trong hoạt động ngân hàng để trình Thủ tướng. 

Theo NHNN, fintech đóng vai trò bổ khuyết hoặc giải quyết tính thiếu hiệu quả trong sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện hành như giới hạn về thời gian, địa điểm giao dịch, điểm tiếp xúc khách hàng theo kênh vật lý, nhận biết và xác thực khách hàng (KYC), cũng như quy trình, thủ tục giao dịch tương đối phức tạp.

Theo dự thảo nghị định, có 7 lĩnh vực fintech được tham gia cơ chế thử nghiệm fintech gồm thanh toán, tín dụng, cho vay ngang hàng (P2P Lending), hỗ trợ định danh khách hàng, giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API), các giải pháp ứng dụng công nghệ đối mới sáng tạo như blockchain..., các dịch vụ khác hỗ trợ hoạt động ngân hàng như chấm điểm tín dụng, tiết kiệm, huy động vốn...

Chuyên gia Cấn Văn Lực: Cần làm rõ trách nhiệm của fintech - Ảnh 1.

Chuyên gia Tài chính Cấn Văn Lực. Ảnh: VNF.

Đối tượng được tham gia thử nghiệm bao gồm tổ chức tín dụng (TCTD) theo quy định tại Luật TCTD 2010, công ty fintech/công ty cung ứng giải pháp fintech hợp tác với ngân hàng; công ty fintech/công ty cung ứng giải pháp fintech độc lập.

Chuyên gia Cấn Văn Lực nhận định cho phép fintech thí điểm một số nghiệp vụ để sau một thời gian sẽ đánh giá và rút kinh nghiệm. Mặt khác, các công ty này cũng phải được chọn lọc và đáp ứng các điều kiện về con người, công nghệ, quy trình và đặc biệt làm rõ trách nhiệm của những bên liên quan trong các giao dịch bao gồm thanh toán, cho vay và các dịch vụ tư vấn, dịch vụ khác.

Ông Lực cũng cho rằng dự thảo này sẽ còn được đúc rút, tổng kết và thay đổi vì thời đại công nghệ 4.0 sẽ còn phát sinh nhiều mô hình kinh doanh mới mà hiện nay chưa thể lường trước. 

Trước mắt, fintech sẽ được tiếp cận vừa thử nghiệm vừa rút kinh nghiệm. Cách tiếp cận mở nhưng vẫn phải có kiểm soát vì nhận thức hành động của người dân Việt Nam đôi khi chưa được đúng, vẫn theo tâm lý phong trào.

Theo ông Lực, nghị định sẽ tiếp tục hoàn thiện theo hướng rõ hơn về chức năng nhiệm vụ của các bên liên quan, nhất là trách nhiệm của các bên trung gian là fintech, các công ty cung cấp nền tảng thanh toán, vì trong trường hợp có rủi ro mất tiền, họ phải có trách nhiệm. Các cơ quan Nhà nước cần có sự phối hợp chính sách thật tốt, đặc biệt liên quan đến cơ sở dữ liệu định danh quốc gia để định danh cá nhân điện tử và đảm bảo chính xác. Chính phủ đã giao Bộ Công an sớm thúc đẩy hoàn thiện. Hiện nay, nhiều vấn đề của kinh tế số đang chờ cơ sở dữ liệu cá nhân hoàn thiện. 

Theo Trâm Anh

Người đồng hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên