Chuyên gia cảnh báo dùng bình giữ nhiệt đựng loại nước này dễ sinh độc, gây ung thư
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, cũng như giữ độ bền của bình giữ nhiệt, chuyên gia cảnh báo cần ghi nhớ một vài lưu ý quan trọng dưới đây.
- 04-12-2022Miền Bắc lạnh sâu, bác sĩ cảnh báo những sai lầm khi tắm có thể gây hại sức khoẻ
- 04-12-2022Nam giới 45 - 60 tuổi nên tránh 4 thói quen để vượt qua giai đoạn “rủi ro” nhất cuộc đời
- 03-12-2022Bác sĩ người Nhật 56 tuổi nhưng mạch máu khỏe như 28 tuổi nhờ uống 3 loại nước quen thuộc
- 02-12-2022Nam đầu bếp 24 tuổi phải cắt bỏ dạ dày vì ung thư chua xót kể lại 3 thói quen gây bệnh tưởng lạ mà rất quen
- 01-12-2022Nhiều người vô tư ăn thịt bò mà không biết đến những tác hại đáng sợ này
Trong những ngày lạnh, việc ra ngoài mang theo một chiếc bình giữ nhiệt thực sự vô cùng lý tưởng. Nhờ có nó, đồ ăn và thức uống được giữ nóng lâu hơn, thậm chí nếu chúng ta sử dụng những chiếc bình chất lượng cao thì có thể giữ nguyên độ nóng của thực phẩm trong vòng 12-24 giờ đồng hồ.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, cũng như giữ độ bền của bình giữ nhiệt, chuyên gia cảnh báo cần ghi nhớ một vài lưu ý quan trọng dưới đây.
Không nên dùng bình giữ nhiệt để đựng các loại nước có tính axit
Bàn về bình giữ nhiệt, PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) cho biết hầu hết lớp giữ nhiệt đều có chất liệu là inox. Lớp inox này sẽ giúp tăng khả năng giữ ấm đồ ăn, lại an toàn với người dùng.
Tuy nhiên lớp inox này có thể phản ứng với axit. Do đó không nên dùng bình giữ nhiệt hay bất cứ vật dụng có chất liệu inox để đựng các loại nước có tính axit như: Nước hoa quả, nước ngâm mơ, nước táo mèo, nước dâu ngâm, nước sấu ngâm… hay các món ăn như dưa muối, cà muối, các món canh chua. Bởi các loại nước, món ăn này sẽ kích thích quá trình giải phóng kim loại nặng trong inox, dẫn tới các phản ứng hóa học, từ đó có thể tạo ra một số chất gây ung thư, hoặc nhẹ hơn thì gây đau bụng, ngộ độc.
Ông Côn cho rằng, bình giữ nhiệt nếu như được dùng để đựng nước lọc, trà hay nước ấm, nước nóng thì không có vấn đề gì, người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng.
Lựa chọn bình giữ nhiệt như thế nào là an toàn?
Chỉ cần dạo quanh một vòng thị trường online, chúng ta chẳng hề khó để tìm mua những loại bình giữ nhiệt với các mức giá khác nhau, đa dạng cả về hình thức, chủng loại. Do đó, nhiều người đang cảm thấy khá hoang mang khi lựa chọn cho mình loại bình giữ nhiệt an toàn, chất lượng. Đó là còn chưa kể một số loại bình kém chất lượng đã từng được cơ quan chức năng "tố cáo" rằng có độn chất amiăng trong thân bình.
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn cho rằng, thông thường nhà sản xuất nhồi bông amiăng giữa các lớp inox để hỗ trợ lớp inox này cách nhiệt tốt hơn. Trong trường hợp chất liệu bình kém, amiăng có thể phát tán ra ngoài, chui vào phế quản gây ra ung thư phổi và các bệnh nguy hiểm khác cho sức khỏe con người.
"Bước đầu tiên để sử dụng bình giữ nhiệt an toàn đó là lựa chọn sản phẩm chất lượng cao. Những chiếc bình giữ nhiệt tốt sẽ có lớp cách nhiệt dày, bình hơi nặng, chân bình đứng vững vàng, vỏ kim loại sáng bóng. Phần nắp nhựa được làm từ nhựa nguyên sinh, khi gặp hơi nóng không gây ra mùi khó chịu. Ngoài ra, nên lựa chọn sản phẩm từ những thương hiệu uy tín, đã được kiểm định an toàn và được nhiều người tin tưởng sử dụng", vị chuyên gia cho hay.
Một số lưu ý khi sử dụng bình giữ nhiệt
1. Khi dùng bình giữ nhiệt, mọi người không nên thay đổi đột ngột nhiệt độ nước từ nóng sang lạnh và ngược lại bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tuổi thọ của bình. Khi muốn thay đổi từ nước lạnh sang nước nóng hoặc ngược lại thì cần để bình trở về nhiệt độ bình thường khoảng 10-15 phút rồi mới thay thế nước khác.
2. Tuyệt đối không tự ý đập bỏ bình, tháo rời các loại bình giữ nhiệt để tránh việc phát tán amiăng ra bên ngoài.
3. Không nên để bình giữ nhiệt trong lò vi sóng hay tủ lạnh. Khi bình giữ nhiệt bị va đập, móp méo thì không nên tiếp tục sử dụng nữa.
4. Sau mỗi lần sử dụng bình, khi vệ sinh thì bạn nên úp ngược bình lại để chống gỉ sét do nước tồn đọng bên trong và giúp bình mau khô hơn.
Phụ nữ Việt Nam
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Bác sĩ ung thư “giải oan” cho đậu phụ, chỉ mặt 4 loại thực phẩm là “bạn đồng hành” của ung thư
- Cả nhà mắc ung thư, bác sĩ chỉ ra 3 “sát thủ” trốn ngay trong tủ lạnh mà không biết
- Chàng trai 2k3 vượt qua ung thư máu, chia sẻ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh giúp phòng bệnh
- Cả nhà ung thư, bệnh tật chỉ vì 6 thói quen tưởng sạch sẽ, tiết kiệm này
- Đột nhiên không làm được 1 việc khi hát karaoke, người đàn ông nhận chẩn đoán ung thư sau 1 tuần