MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia cảnh báo: Mưa rào sau nắng nóng có thể mang theo "hàng tá" khí độc, tạo ra chênh lệch nhiệt độ gây sốc nhiệt, dễ dẫn đến đột quỵ

07-06-2021 - 20:42 PM | Sống

Chuyên gia cảnh báo: Mưa rào sau nắng nóng có thể mang theo "hàng tá" khí độc, tạo ra chênh lệch nhiệt độ gây sốc nhiệt, dễ dẫn đến đột quỵ

Ra ngoài trời trong và sau khi mưa lúc này đều có hại. Nhẹ thì choáng đầu, mệt mỏi; nặng thì đau họng và cảm cúm, độc hại nhất là khi hít trúng luồng khí độc H2S từ ống cống bay lên.

Theo TS. Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về Biến đổi khí hậu và Giảm thiểu thiên tai, bình thường trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao thúc đẩy các phản ứng hóa học và sản sinh ra nhiều loại khí độc nhiều hơn. Chúng được giữ lại ở trong nền đất, bề mặt đường, trong ống cống, các vật chất hữu cơ kín màng và ở các bãi rác. 

Chẳng hạn các loại khí như lưu huỳnh (H2S) tồn tại chủ yếu ở dưới các ống cống khu đô thị, khí metan (CH4) tồn tại trong đất do quá trình phân hủy mùn thực vật, khí SO2 phát thải trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch như xăng dầu, than đá và chúng lơ lửng trong không khí...

Khi đang nắng nóng lâu ngày mà gặp mưa rào đột ngột thì các loại khí này sẽ được giải phóng ra môi trường với lượng lớn do sự chênh lệch nhiệt độ nóng ở bề mặt và lạnh ở không khí. Điều này rất dễ nhận thấy khi chúng ta thường cảm nhận thấy hơi nóng bốc lên từ mặt đất, phả vào mặt trong những cơn mưa rào sau thời gian nắng dài.

Về bản chất, trong số 3 loại khí nêu trên, khí metan không độc nhưng nếu nồng độ quá cao, nó có thể chiếm mất lượng oxy trong không khí, từ đó gây ngạt. Như vậy, trong không khí lúc này (khi mưa rào sau nắng nóng) nồng độ oxy giảm và các khí độc tăng.

Ô tô, xe máy, nhà máy nhiệt điện và một số nhà máy khác khi đốt nhiên liệu đã xả khí SO2 vào khí quyển. Nhà máy luyện kim, nhà máy lọc dầu cũng xả khí SO2. Trong khí xả, ngoài SO2 còn có khí NO được không khí tạo nên ở nhiệt độ cao của phản ứng đốt nhiên liệu. Các loại nhiên liệu như than đá, dầu khí mà chúng ta đang dùng đều có chứa lưu huỳnh và nitơ. Khi cháy trong môi trường không khí có thành phần oxy, chúng sẽ biến thành SO2 và NO2 (các oxit), rất dễ hòa tan trong nước.

Vì thế, trong quá trình mưa, dưới tác dụng của bức xạ môi trường, các oxit này sẽ phản ứng với hơi nước trong khí quyển để hình thành các axit như axit sunfuric (H2SO4), axit sunfurơ (H2SO3), axit nitric (HNO3). Chúng lại rơi xuống mặt đất cùng với các hạt mưa và "là là" ngay tầm thở của con người.

Chuyên gia cảnh báo: Mưa rào sau nắng nóng có thể mang theo hàng tá khí độc, tạo ra chênh lệch nhiệt độ gây sốc nhiệt, dễ dẫn đến đột quỵ - Ảnh 1.

Ảnh: Lancashire Telegraph

Phải mất 2-3 ngày sau mưa thì sự chênh lệch không khí giảm đi và sự vận động của các khí độc mới giảm hoặc đã được phân tán loãng nồng độ.

Ngoài ra, mưa rào sau nắng nóng cũng gây ra sự chênh lệch nhiệt độ dẫn đến sốc nhiệt, cơ thể con người không kịp điều chỉnh để cân bằng sẽ dễ gây đột quỵ.

Vậy nên mọi người hết sức lưu ý với những cơn mưa rào sau các đợt nắng nóng. Ra ngoài trời trong lúc mưa và sau khi mưa đều có hại. Nhẹ thì choáng đầu, mệt mỏi; nặng thì đau họng và cảm cúm, và cực hại khi hít trúng luồng khí độc H2S từ ống cống bay lên lúc tập thể dục hay đang làm việc nặng.

Bên cạnh đó, TS. Huy cũng nhắc nhở nếu ai hứng nước mưa để dùng thì chỉ nên hứng từ đợt mưa thứ 2 bởi đợt mưa đầu (sau nắng nóng) chứa nhiều SO2 và NOx nếu ở gần các khu đô thị ô nhiễm bụi hoặc gần nhà máy nhiệt điện.

Theo PEM

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên