Chuyên gia chỉ ra 2 dụng cụ nhà bếp và 2 thực phẩm tuyệt đối không nên cho vào lò vi sóng kẻo phát sinh độc tố, thậm chí phát nổ
Lò vi sóng là một thiết bị gia dụng rất tiện lợi, có thể nấu và hâm nóng thức ăn một cách đơn giản. Nhưng sử dụng lò vi sóng có an toàn không?
- 05-05-2021"Hot girl 7 thứ tiếng" Khánh Vy tái xuất với màn bắn tiếng Anh siêu đỉnh tại TED Talks, lần đầu chia sẻ những góc khuất phía sau thành công
- 05-05-2021Chuyên gia chỉ ra 2 dụng cụ nhà bếp và 2 thực phẩm tuyệt đối không nên cho vào lò vi sóng kẻo phát sinh độc tố, thậm chí phát nổ
- 05-05-2021Làm việc 14 năm, khởi nghiệp 2 năm, tôi nhận ra: Nhiều người thất bại là do nhầm lẫn HẬU THUẪN với NĂNG LỰC
Có thể nói lò vi sóng đơn giản, dễ vận hành, là một trong những thiết bị gia dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhiên không phải mọi thứ đều có thể cho vào lò vi sóng. Không ít trường hợp bị thương hoặc nhiễm độc chỉ vì sử dụng lò vi sóng sai cách.
Dưới đây là những khuyến cáo của Tan Dunci, một y tá tại Trung tâm Độc chất Lâm sàng Chang Gung ở Lâm Khẩu (Đài Loan) khi sử dụng lò vi sóng để giữ an toàn cho bản thân và gia đình.
2 dụng cụ nhà bếp đừng nên đặt vào lò vi sóng
Y tá Tan Dunci chỉ ra rằng, vấn đề an toàn lớn nhất của lò vi sóng nằm ở các hộp đựng được sử dụng cho lò vi sóng. Một số loại hộp đựng không phù hợp có sản sinh ra chất độc nhiễm vào thực phẩm sau khi được làm nóng trong lò vi sóng.
- Hộp đựng nhiều màu sắc, hộp nhựa thông thường, bộ đồ ăn melamine và bọc nhựa được nung ở nhiệt độ cao dễ thải ra chất độc hại.
Hộp đựng có thể cho vào lò vi sóng chủ yếu được làm bằng thủy tinh, gốm sứ hoặc nhựa chịu nhiệt (PP hay polypropylene, loại nhựa có số 5 ghi ở bên trong hình tam giác được tạo bởi 3 mũi tên).
Thông thường, các loại thực phẩm dùng trong lò vi sóng ở siêu thị đều sử dụng hộp nhựa chịu nhiệt. Nhưng trước khi sử dụng, bạn nên chú ý đến khả năng chịu nhiệt của hộp đựng và ký hiệu nhiệt độ của lò vi sóng để tránh trường hợp hâm nóng hộp đựng ở nhiệt độ vượt quá khả năng chịu đựng của nó.
Tan Dunci cho biết, khi đi siêu thị mua đồ đông lạnh, cô sẽ mang theo hộp thủy tinh riêng, đổ thức ăn vào và hâm nóng lại. Nếu bạn không thể mang theo hộp đựng phù hợp của riêng mình, không nên đun nó quá lâu để tránh gây bỏng miệng. Ví dụ như lớp trong của bát giấy, hộp giấy có thêm một lớp màng ni lông thì nên dùng lò vi sóng để làm nóng nhẹ.
- Những đồ đựng có vành kim loại, nồi kim loại hay lá nhôm dễ phát sinh tia lửa điện khi cho vào lò vi sóng, vì vậy tốt nhất bạn không nên cho vào lò vi sóng.
2 loại thực phẩm không nên cho vào lò vi sóng
- Các loại thực phẩm như trứng, hạt dẻ, nho và sữa hộp sẽ phát nổ khi đun trong lò vi sóng.
Đặc biệt là trứng, thường có sự cố bị vỡ sau khi cho vào lò vi sóng. Thí nghiệm của chương trình truyền hình Đài Loan Gossip Chase phát hiện ra rằng, trứng sống có vỏ, trứng luộc có vỏ, trứng luộc vỏ bị nứt khi đun trong lò vi sóng sẽ phát nổ với những mức độ khác nhau.
Một thí nghiệm khác là cho trứng đã chiên và trứng đã luộc chín (đã bóc vỏ) vào lò vi sóng, mặc dù chúng không vỡ ra trong quá trình đun nóng nhưng lòng đỏ trứng vẫn sẽ vỡ nếu lấy ra và dùng đũa chạm nhẹ. Điều này là do trong trứng có nhiều nước và lòng đỏ trứng có màng bao bọc bên ngoài nên khi đun nóng sẽ tạo thành hơi nước, thể tích hơi nước tăng khiến lớp màng bị căng phồng lên đến một ngưỡng nào đó thì phát nổ.
- Thực phẩm có màng, vỏ, da và bao bì kín khí không nên đặt trong lò vi sóng. Bạn phải chọc thủng hoặc xé để tạo lỗ thoát khí ra ngoài.
Nguồn và ảnh: NDTV
Pháp luật và Bạn đọc