MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia đề xuất 3 giải pháp phát triển kinh tế đô thị biển

Cần phát huy tiềm năng về đô thị biển một cách bền vững.

Cần phát huy tiềm năng về đô thị biển một cách bền vững.

Các chuyên gia, nhà khoa học nhìn nhận thẳng về những hạn chế việc quy hoạch đô thị ven biển, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển bền vững.

PGS.TS Trần Đình Thiên
PGS.TS Trần Đình Thiên
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
83 bài viết

Chiều 3/8, tại TP Hội An (Quảng Nam), Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam phối hợp với Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam tổ chức Hội thảo Phát triển bền vững đô thị biển Việt Nam thời kỳ mới. Hội thảo thu hút sự quan tâm tham dự của hơn 30 chuyên gia, nhà khoa học.

Chuyên gia đề xuất 3 giải pháp phát triển kinh tế đô thị biển - Ảnh 1.

Hơn 30 chuyên gia, nhà khoa học bàn giải pháp phát triển đô thị biển bền vững trong thời kỳ mới.


Theo KTS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, Việt Nam là quốc gia biển, với 3.260km đường bờ biển.

Chuyên gia đề xuất 3 giải pháp phát triển kinh tế đô thị biển - Ảnh 2.

KTS Trần Ngọc Chính.


Hiện nay, có trên 50% dân số sống ở 28 tỉnh, thành phố ven biển và khoảng 50% các đô thị lớn của Việt Nam tập trung ở khu vực ven biển và trên đảo. Các đô thị biển của Việt Nam chỉ mới phát triển tập trung ở dải ven biển như TP. Hạ Long, Hải Phòng, Sầm Sơn, Vinh, Huế, Đà Nẵng , Hội An, Quy Nhơn, Nha Trang, .... Các đô thị biển này đang được nhìn nhận có hình thái như đô thị đồng bằng, chưa thể hiện rõ tư duy đô thị biển là hạt nhân trung tâm thúc đẩy các ngành kinh tế biển phát triển.

Theo ông Chính, vùng ven biển là vùng có cơ hội phát triển kinh tế rất lớn do không gian biển rộng lớn và giàu tài nguyên. Nhiều ngành kinh tế biển như hàng hải, du lịch, giao thương quốc tế, ngư nghiệp, khai thác tài nguyên, sản xuất năng lượng tái tạo từ biển đã và đang mang lại nguồn thu cho nền kinh tế.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế biển và thực sự trở thành cường quốc biển, Việt Nam cần tập trung ưu tiên phát triển các cực kinh tế biển với hệ thống các chuỗi đô thị biển làm “pháo đài” tiền tiêu trong phòng thủ và là “bàn đạp” hạt nhân tiến ra biển, đặt trong tư duy chiến lược liên kết vùng.

Hiện, vấn đề quy hoạch xây dựng và công tác quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức nên chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và phát triển; nhiều dự án tập trung ven biển dẫn đến thiếu không gian, cự ly cần thiết để tạo không gian công cộng dành cho cộng đồng.

Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái còn trầm trọng. Quy hoạch sử dụng đất chưa sát thực tế dẫn tới tình trạng dự án "treo", gây lãng phí đất đai.

Với xu hướng phát triển như hiện nay, các thành phố và thị trấn ven biển đang phải đối mặt với những thách thức phát triển cân bằng khi mà môi trường tự nhiên ven biển, rừng ngập mặn ven biển, rừng phòng hộ quan trọng bị hủy hoại dưới tác động của các hoạt động kinh tế và đô thị hóa…

Để tăng cường công tác quản lý về quy hoạch, đầu tư xây dựng và đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững quỹ đất ven biển, ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, cần thiết phải có sự điều chỉnh các văn bản pháp luật, bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng, đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực ven biển.

Cần phân loại dự án ưu tiên đầu tư xây dựng và có giải pháp cụ thể đối với từng nhóm dự án nhằm đảm bảo việc đầu tư xây dựng có hiệu quả, tránh lãng phí đất đai, bảo vệ môi trường và ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý các dự án, bảo vệ tài nguyên và môi trường đất đai ven biển...

Chuyên gia đề xuất 3 giải pháp phát triển kinh tế đô thị biển - Ảnh 3.

PGS.TS Trần Đình Thiên.


PGS.TS Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đề xuất 3 giải pháp phát triển kinh tế đô thị biển và hạ tầng đô thị biển Việt Nam.

Một là, phải có tầm nhìn và cách tiếp cận mới về đô thị biển, phải thể hiện trong quy hoạch quốc gia. Chức năng của đô thị biển phải được định hình rõ và đảm bảo không xảy ra xung đột.

Hai là, đô thị biển phải là toạ độ hội nhập quốc gia, mở cửa và trở thành trung tâm cạnh tranh quốc tế.

Ba là, tích hợp chức năng của đô thị trên tinh thần hiện đại hoá. Là đô thị cảng biển (hàng hoá hoặc du lịch); trung tâm công nghiệp thông minh; tổ hợp logictis kiểu mới. Đồng thời phải tạo tư duy, cơ chế trao quyền phải gắn với chức năng đặc thù cho các đô thị biển để tăng tính chủ động, sáng tạo. Cùng với đó động lực phát triển đô thị biển phải dựa vào các doanh nghiệp tư nhân...

Theo Hoài Văn

Tiền phong

Trở lên trên