Chuyên gia dự báo nợ xấu sẽ tăng mạnh trong năm nay và năm sau
Nợ xấu nội bảng cuối năm nay có thể lên tới 4%, nợ xấu gộp có thể tới 6%...
- 23-07-2020Nợ xấu ngân hàng biến động mạnh
- 22-07-2020Lợi nhuận trước thuế Kienlongbank 6 tháng đầu năm giảm 30% so với cùng kỳ, tỷ lệ nợ xấu trên 6%
- 17-07-2020VPBank báo lãi gần 6.600 tỷ trong 6 tháng đầu năm, tín dụng tăng trưởng 8,6%, nợ xấu giảm mạnh
-
Ở kịch bản cơ sở, GDP Việt Nam năm nay sẽ tăng 5,5-6%. Ở kịch bản tích cực hơn, tăng trưởng cả năm có khả năng đạt 6-6,5%.
Theo Báo cáo cập nhật đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đối với các ngành kinh tế Việt Nam của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Nghiên cứu và Đào tạo BIDV vừa công bố ngày 24/7, sau 6 tháng năm 2020, có thể thấy ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế - xã hội Việt Nam đã rất rõ nét, nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các dự báo trước đây. Nhóm tác giả đã cập nhật dự báo tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam từ 1,5% (kịch bản tiêu cực) đến 3% (kịch bản cơ sở) và có thể đạt khoảng 4% (kịch bản tích cực nhất), thấp hơn nhiều so với các mức lần lượt 4,81%, 5,4% và 4,07% đưa ra hồi tháng 4.
Nhóm tác giả cũng đánh giá, trong số 15 ngành kinh tế chịu tác động trực tiếp và cũng là các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam thì kinh doanh bất động sản, bán lẻ, vận tải, du lịch, dầu khí...là những ngành bị tác động mạnh/nhiều.
Riêng lĩnh vực tài chính-ngân hàng và bảo hiểm, trong 6 tháng qua các tác động mới chỉ ở mức vừa phải, duy trì được mức tăng trưởng trong 6 tháng là 6,78% (quý 1 tăng 7,4%). Tuy nhiên nhóm tác giả lưu ý rằng tác động của đại dịch Covid-19 đối với hoạt động tài chính - ngân hàng thường có độ trễ (khách hàng - người gửi tiền, vay vốn, dùng dịch vụ khi khó khăn, bắt đầu giảm sử dụng các dịch vụ sau một thời gian chống chọi với khó khăn; hấp thụ vốn kém và nợ xấu có nguy cơ tăng mạnh).
Theo đó, TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả tại Viện Nghiên cứu & Đào tạo BIDV dự đoán tín dụng hệ thống các TCTD năm nay sẽ tăng khoảng 8-10%, nợ xấu nội bảng tăng nhanh, có thể đến 4% và nợ xấu gộp dự báo lên đến khoảng 6% cuối năm 2020, và còn cao trong năm 2021 khi Thông tư 01 hết hiệu lực và phải chuyển nhóm nợ xấu.
Tuy nhiên, nhóm chuyên gia tin rằng dịch vụ ngân hàng số và thanh toán không dùng tiền mặt đang và sẽ tăng nhanh.