MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia hé lộ sự thật tăm tối của "địa ngục Covid" Ấn Độ: Số người chết thực tế phải gấp 10 lần, chiếm 80% ca tử vong của thế giới vào lúc này

23-07-2021 - 10:15 AM | Tài chính quốc tế

Chuyên gia hé lộ sự thật tăm tối của "địa ngục Covid" Ấn Độ: Số người chết thực tế phải gấp 10 lần, chiếm 80% ca tử vong của thế giới vào lúc này

Số liệu thực tế tại "địa ngục Covid" Ấn Độ ngày trước có thể lên tới hàng triệu người, thay vì chỉ 400.000 như hiện nay.

Ấn Độ đã vượt qua những ngày tăm tối nhất, nhưng với những người còn sống, "địa ngục Covid" mà họ từng trải qua thực sự là mảng ký ức đầy tăm tối, mãi mãi không thể quên. Làm sao có thể quên được hình ảnh những đám hỏa táng tập thể cháy suốt đêm, hình ảnh bệnh nhân chết dần vì không có giường bệnh, vì oxy cạn kiệt, vì không có thuốc ở nơi được xem là "xưởng dược của thế giới".

Hàng triệu ca nhiễm, hàng trăm ngàn ca tử vong chỉ trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên, con số ấy đang được cho là chưa chính xác, theo như nghiên cứu mới được công bố gần đây tại Mỹ.

Chuyên gia hé lộ sự thật tăm tối của địa ngục Covid Ấn Độ: Số người chết thực tế phải gấp 10 lần, chiếm 80% ca tử vong của thế giới vào lúc này - Ảnh 1.

Số ca tử vong tăng gấp 10 lần

Cụ thể theo như báo cáo của Trung tâm Phát triển Toàn cầu - một viện nghiên cứu tại Washington (Mỹ), số người chết trong đại dịch của Ấn Độ dường như đã vượt qua con số 3 triệu - gấp gần 10 lần so với con số ghi nhận chính thức ở quốc gia này. Với việc cả thế giới hiện tại ghi nhận 4,1 triệu ca tử vong, con số trên (nếu đúng) sẽ chiếm tới hơn 80% của cả thế giới hiện tại. Và nếu tính tỉ lệ tổng, sẽ là 44%.

Các chuyên gia tại trung tâm đã thực hiện một cuộc điều tra số liệu thực tế quy mô lớn nhất tại quốc gia 1,3 tỉ dân. Họ dựa trên các trường hợp tử vong vì toàn bộ nguyên nhân trong đại dịch theo số liệu của Ấn Độ, dự đoán của chuyên gia quốc tế, nghiên cứu huyết thanh và khảo sát thực tiễn. Con số thu được nếu chính xác sẽ biến làn sóng dịch bệnh lần 2 của Ấn Độ trở thành thảm họa kinh hoàng bậc nhất lịch sử loài người.

"Số người chết thực tế có thể lên tới vài triệu, chứ không chỉ vài trăm ngàn người. Nó biến sự kiện vừa qua trở thành bi kịch đáng sợ nhất lịch sử nhân loại," - các tác giả nghiên cứu, bao gồm cả người từng là cựu cố vấn kinh tế cho chính phủ Ấn Độ cho biết.

Trên thực tế, số liệu dịch bệnh của Ấn Độ đã được đặt dấu hỏi khá nhiều. Dù các lò hỏa táng đỏ lửa ngày đêm, thi thể người chết dạt vào bờ sông Hằng, những con số được ghi nhận dường như vẫn là chưa đủ.

Nghiên cứu được công bố hôm 20/7, ước tính nhiều hơn khoảng 3,4 - 4,7 triệu người so với con số mọi năm đã chết trong giai đoạn tháng 1/2020 - 6/2021. Trong đó, nhóm tử vong vì Covid-19 có thể lên tới 4 triệu.

Chuyên gia hé lộ sự thật tăm tối của địa ngục Covid Ấn Độ: Số người chết thực tế phải gấp 10 lần, chiếm 80% ca tử vong của thế giới vào lúc này - Ảnh 2.

"Việc ước tính con số tử vong thực tế vì Covid là rất khó chính xác. Nhưng tất cả các dự đoán đều cho thấy con số thực tế lớn hơn so với mức 400.000 được ghi nhận chính thức. Hơn nữa, nó cũng chỉ ra rằng làn sóng dịch bệnh đầu tiên có vẻ chết chóc lớn hơn so với tưởng tượng."

Các tác giả cho biết số ca tử vong chưa được ghi nhận sau làn sóng dịch đầu tiên năm 2020 có thể vì sự lây lan dàn trải qua thời gian, thay vì tập trung vào một đường cong rõ nét như làn sóng lần 2 - thứ khiến hàng trăm ngàn người vong mạng vì thiếu oxy, vaccine và giường bệnh.

Và cũng chính bởi việc không nắm bắt được con số thực tế, Ấn Độ đã trở nên chủ quan hơn và tạo điều kiện cho thảm kịch lần 2 diễn ra.

Chuyên gia hé lộ sự thật tăm tối của địa ngục Covid Ấn Độ: Số người chết thực tế phải gấp 10 lần, chiếm 80% ca tử vong của thế giới vào lúc này - Ảnh 3.

Những dàn hỏa táng tập thể tại Ấn Độ trong làn sóng dịch lần 2

Ấn Độ ở thời điểm hiện tại vẫn ghi nhận gần 40.000 ca nhiễm và 500 người tử vong mỗi ngày - theo số liệu từ New York Times. Dưới 7% dân số của họ được tiêm chủng đầy đủ.

"Thách thức từ dịch bệnh còn rất xa mới chấm dứt," - trích lời ông Arvind Subramanian, cựu cố vấn kinh tế cho Ấn Độ. "Vaccine là niềm hy vọng lớn nhất, nhưng tốc độ cần phải đẩy nhanh hơn rất nhiều."

Thủ tướng Ấn Độ Modi đã đưa ra cảnh báo về làn sóng dịch thứ 3, có khả năng xuất hiện vào đầu tháng 8 năm nay.

"Mục đích của nghiên cứu này không phải nhằm đề cao bất kỳ phương pháp tính toán nào, mà chỉ đơn giản là muốn số liệu trở nên minh bạch hơn," - tác giả nghiên cứu gồm Abhishek Anand, Justin Sandefur, và Tiến sĩ Subramanian.

Nguồn: NY Times

Theo J.D

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên