Chuyên gia kinh tế lý giải việc doanh nghiệp thâm dụng lao động tại Việt Nam và các nước ASEAN khác ít bị tác động bởi cú sốc địa chính trị
Chuyên gia kinh tế trưởng AMRO, Khor Hoe Ee, chia sẻ rằng các doanh nghiệp thâm dụng lao động sẽ là một trong những doanh nghiệp có khả năng chuyển dịch nhanh chóng bởi ít bị tác động từ các cú sốc địa chính trị.
- 02-05-20214 tháng đầu năm, TP.HCM thu hút thêm 1,14 tỷ USD vốn FDI
- 01-05-2021Quý 1/2021, dòng tiền đầu tư vào startup Việt tăng 34%
- 01-05-2021Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng 24,1%
Khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo vào hồi cuối năm 2019 sẽ tăng thuế chống bán phá giá đối với khung giường, tủ đầu giường và đồ nội thất khác do Trung Quốc sản xuất, các nhà sản xuất đồ nội thất ở Indonesia đã nhận thấy cơ hội.
Tập đoàn Integra của Sidoarjo, Đông Java đã mở rộng kế hoạch đầu tư gấp đôi vào các thiết bị như máy cắt laser cho gỗ veneer, máy cưa và bộ định tuyến điều khiển bằng máy tính có thể khắc bảng gỗ trong vòng vài phút… mang lại gần 500 tỷ rupiah (46 triệu SGD).
Giờ đây, khi đồ nội thất do Trung Quốc sản xuất đang đối mặt với mức thuế 200% của Mỹ, các đơn đặt hàng của Integra đã tăng vọt. Trong hai tháng đầu năm, các khách hàng của công ty, bao gồm cả "gã khổng lồ" nội thất IKEA của Thụy Điển và các nhà bán lẻ của Mỹ như Target và Costco đã đặt hàng với tổng giá trị lên đến 1,8 nghìn tỷ rupiah từ Integra.
Ông Wendy Chandra, Tổng thư ký của Integra nhấn mạnh: "Chúng tôi đã thấy tiềm năng kinh doanh, do vậy dẫn đến quyết định mở rộng hoạt động. Nhiều doanh nghiệp mua lớn cũng như doanh nghiệp mới liên tục tìm đến Integra".
Một năm trước, nền kinh tế khu vực còn phải đối mặt với tình trạng đóng băng khi đại dịch Covid-19 xuất hiện. Đến nay, nền kinh tế đang dần phục hồi. Các nhà đầu tư và nhà phân tích cho rằng tình hình đang được cải thiện, tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á được dự báo sẽ đạt mức 4,4% trong năm nay, đến năm 2022 sẽ tăng tốc lên 5,1%.
Mới đây, Indonesia thông báo vốn FDI cả nước đã tăng 13% trong 3 tháng đầu năm, đạt mức 7,7 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Tại Việt Nam, cũng trong 3 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Tại Malaysia, Microsoft thông tin thời gian tới, tập đoàn sẽ đầu tư 1 tỷ USD trong vòng 5 năm để xây dựng các trung tâm dữ liệu hợp tác cùng các doanh nghiệp địa phương và cơ quan chính phủ của Malaysia.
Cơ quan nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) cho biết: "Tình hình căng thẳng thương mại cùng với môi trường đầu tư dần cải thiện tại các nền kinh tế thành viên đã thúc đẩy nhiều khoản đầu tư chuyển dịch sang ASEAN".
Từ năm 2017, số lượng các nhà đầu tư có trụ sở tại Trung Quốc chuyển hoạt đông sang ASEAN hay các nền kinh tế lớn tại châu Á, điển hình như Nhật Bản, Hàn Quốc đã có sự gia tăng đột biến về số lượng. Cứ trong 33 thông báo về các doanh nghiệp chuyển hoạt động đến châu Á, thì 14 thông báo cho biết sẽ đến các nước ASEAN.
Cuối năm ngoái, Indonesia đã công bố ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) với LG Energy về khoản đầu tư trị giá gần 10 tỷ USD nhằm sản xuất pin sử dụng cho xe điện ở Bangtang, Central Java.
Theo Ủy ban Điều phối Đầu tư Indonesia (BKPM), tính đến tháng 7 năm ngoái, đã có 7 công ty nước ngoài dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Indonesia, với tổng mức đầu tư khoảng 850 triệu USD. Trong danh sách này có một vài cái tên nổi bật như tập đoàn điện tử LG của Hàn Quốc, Panasonic của Nhật Bản hay tập đoàn DENSO.
Tuy nhiên, với thị trường rộng, nguồn cung lao động lớn và cơ sở hạ tầng trong nước phát triển, Trung Quốc vẫn có những lợi thế nhất định để thu hút đầu tư.
Chuyên gia kinh tế trưởng AMRO, Khor Hoe Ee, chia sẻ với tờ The Sunday Times (Anh) rằng các doanh nghiệp thâm dụng lao động sẽ là một trong những doanh nghiệp có khả năng chuyển dịch nhanh chóng bởi ít bị tác động từ các cú sốc địa chính trị.
Những cải cách, chẳng hạn như luật lao động và đầu tư mới của Indonesia, hứa hẹn sẽ rút ngắn thời gian phê duyệt các dự án, mang lại lợi thế trong việc thu hút đầu tư. Tiến sỹ Khor nhấn mạnh: "Tiềm năng dành cho các quốc gia ASEAN là rất lớn, đặc biệt trong quá trình chuyển dịch của các doanh nghiệp ra khỏi Trung Quốc. Các quốc gia này đang định vị nhằm thu hút đầu tư".
Tham khảo: The Straits Times