Chuyên gia kinh tế Ngân hàng Trung ương Pháp chỉ ra bài học lớn về chống dịch: Khoanh vùng theo tuổi hoặc nghề nghiệp có tính hiệu quả cao?
Gracia Lam
Vừa qua, 2 chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Trung ương Pháp, ông Jean-Charles Bricongne và ông Baptiste Meunier đã thông qua tham khảo 129 bài nghiên cứu về các biện pháp chống dịch trong bối cảnh các đợt dịch Covid-19 đang lặp đi lặp lại, kéo dài trên toàn cầu, nêu ra các bài học lớn.
- 12-08-2021Lĩnh vực này có gì đặc biệt khiến tỷ phú Phạm Nhật Vượng rót gần 425 tỷ đồng mở công ty?
- 12-08-2021Khác biệt cách tính lương công chức hiện nay và từ tháng 7 năm sau
- 11-08-2021Cảng Cát Lái tắc buộc doanh nghiệp phải đổi sang Cái Mép, chủ hãng vận tải gặp khó: 'Nếu chuyển cảng thì ai là người trả thêm phí đường bộ, phí sà lan?'
Theo đó, các chuyên gia đã đưa ra 5 bài học dưới đây:
1. Thực hiện giãn cách xã hội chặt chẽ và sớm có hiệu quả hơn.
Theo kết quả thực nghiệm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm 2020, số ca nhiễm ở các quốc gia thực hiện giãn cách xã hội sớm sẽ thấp hơn đáng kể. Bên cạnh đó, việc áp dụng giãn cách xã hội chặt chẽ hơn sẽ có tác dụng ngay lập tức trong việc kiểm soát lây nhiễm. Các nghiên cứu khác về dữ liệu của Hoa Kỳ (Demirguc-Kunt et al. 2020) hoặc châu Âu (Dave et al. 2021b) đều đưa ra kết quả tương tự.
Nhiều nghiên cứu khác cũng đã nêu bật lợi ích của các biện pháp như thử nghiệm hàng loạt, quy định đeo khẩu trang và sàng lọc tổng quát. Ví dụ, bắt buộc đeo khẩu trang được đánh giá làm giảm số ca nhiễm từ 25% - 40% so với việc không bắt buộc.
2. Phân tích chi phí - lợi ích trên các thước đo khác nhau mặc dù rất phức tạp, do khác biệt giữa các quốc gia, song nhìn chung, việc huỷ các sự kiện công cộng sẽ giúp đạt hiệu quả kinh tế lớn hơn.
Thực tế, phân tích tác động của việc đóng cửa lên kinh tế vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy việc đóng cửa nơi làm việc trong giai đoạn dịch bệnh mặc dù có hiệu quả, nhưng sẽ gây ra tác động lớn nhất đến nền kinh tế.
Việc đóng cửa trường học, cũng như các phương tiện giao thông công cộng sẽ mất một khoản chi phí cao, nhưng cũng làm giảm bùng phát. Cuối cùng, hạn chế đi lại giữa các nước, các hạn chế tụ tập và huỷ bỏ sự kiện công cộng sẽ tốn ít chi phí hơn, cùng như có hiệu quả lớn hơn.
Tác động tương đối của các biện pháp khác nhau đối với việc ngăn ngừa lây nhiễm.
Một nghiên cứu khác cũng ước tính rằng việc đóng cửa nền kinh tế hoàn toàn (từ nơi làm việc, trường học, huỷ các sự kiện công cộng, giãn cách xã hội) ở châu Âu đã làm giảm tỷ lệ lây nhiễm xuống 80%. Nhiều nghiên cứu tại Ý, Anh và Mỹ cũng cho kết quả tương tự.
3. Mặc dù chưa có những kết quả rõ rệt của các biện pháp khoanh vùng địa lý, nhưng nhiều mô hình đã chỉ ra việc khoanh vùng theo tuổi, hoặc nghề nghiệp lại có tính hiệu quả. Tại châu Âu, các nghiên cứu chỉ ra những lợi ích của phương pháp phối hợp trong thực hiện cách ly/gỡ cách ly giữa các vùng.
Các nghiên cứu đã ghi nhận, mức độ lây nhiễm không phụ thuộc hoàn toàn vào mật độ dân số, mà độ tuổi và nghề nghiệp lại là những yếu tố đặc biệt quan trọng. Nhiều mô hình kinh tế ủng hộ các biện pháp giãn cách đối với người cao tuổi và nhân viên có thể làm việc từ xa.
Một số báo cáo kết luận rằng, việc áp dụng các biện pháp cách ly đối với người từ 65 tuổi trở lên sẽ giúp giảm chi phí kinh tế, trong khi tối đa hoá lợi ích sức khoẻ. Ngoài ra, việc chỉ cách ly đối với những nhân viên có thể thực hiện làm việc từ xa sẽ giúp giảm một nửa chi phí kinh tế so với việc buộc mọi người lao động phải ở nhà.
4. Ngay cả khi không áp dụng các biện pháp giãn cách, Covid-19 vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế xã hội, bởi người dân có xu hướng tự giãn cách. Do vậy, không nên đánh giá quá tiêu cực các tác động của những biện pháp giãn cách.
Một số quốc gia áp dụng biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt đã phải đối mặt với sự suy giảm GDP mạnh hơn. Điều này cũng tác động đến các chỉ số kinh tế vĩ mô khác, như tiêu dùng hộ gia đình, việc làm, hoạt động sản xuất công nghiệp...
Tuy nhiên, ngay cả khi không áp dụng các biện pháp giãn cách chặt chẽ, sự lây lan của virus vẫn ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế. Người dân sẽ có xu hướng tự nguyện giãn cách xã hội, triển vọng kinh tế cũng sẽ xấu đi.
Tỷ lệ tác động kinh tế do các biện pháp đóng cửa khác nhau
5. Việc gỡ bỏ các quy định giãn cách xã hội nên được thực hiện từ từ, ngay cả trong quá trình triển khai vaccine, bởi các biện pháp vệ sinh phòng dịch vẫn cần được thực hiện nghiêm ngặt.
Việc gỡ bỏ quy định giãn cách nên được thực hiện từ từ và nếu thích hợp, có thể tuỳ vào độ tuổi và nghề nghiệp. Việc từ từ thực hiện là đặc biệt cần thiết, nhất là khi chưa đạt được miễn dịch cộng đồng.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy, ngay cả việc mở cửa trở lại nhanh chóng và trên diện rộng cũng có thể gây ra những tác động đáng kể đến khả năng di chuyển hoặc hoạt động kinh tế. Do vậy, tác động của các đợt giãn cách và tái mở cửa có thể không đối xứng, tuỳ thuộc vào giai đoạn của đại dịch.
Một khi gỡ bỏ các quy định giãn các xã hội, thì các nghiên cứu cũng cho thấy tầm quan trọng của các biện pháp vệ sinh phòng dịch, ngay cả trong quá trình triển khai vaccine. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc nới lỏng giãn cách trong quá trình triển khai vaccine làm tăng tỷ lệ lây nhiễm đáng kể. Các chiến dịch tiêm chủng trên diện rộng đã được chứng minh không chỉ hạn chế hiệu quả sự lây lan của virus, mà còn giảm thiểu sự xuất hiện của các biến thể.
Tham khảo: VoxEU