Chuyên gia kinh tế nói gì từ dự báo GDP bình quân đầu người của Việt Nam vượt Philippines?
Theo The Manila Times (Philippines), Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể trên cả khía cạnh cạnh tranh lẫn hợp tác quốc tế.
- 19-10-2020Chuyên gia châu Á: Cơ hội chứng minh phong cách ngoại giao riêng của tân Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga trong chuyến thăm chính thức Việt Nam
- 18-10-2020Thủ tướng Nhật đã khởi hành chuyến công du đến Hà Nội
- 18-10-2020Câu chuyện về Thủ tướng Nhật Suga Yoshihide và những nỗ lực bền bỉ: "Bất kể đông khắc nghiệt thế nào, xuân sẽ đến và tuyết sẽ tan"
Giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển tích hợp (IDSI), ông Austin Ong nhấn mạnh, theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP bình quân đầu người của Việt nam sẽ cao hơn Philippines trong năm 2020. Cụ thể, GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ chạm mốc 3.500 USD, vượt qua mức 3.380 USD của Philippines.
Bên cạnh đó, mặc dù dân số Việt Nam ít hơn Philippines, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt 300 tỷ USD vào năm 2019, trong khi Philippines chỉ dừng lại khiêm tốn ở con số 70 tỷ USD. Việt Nam cũng vượt Philippines về thu hút vốn FDI.
Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lây lan toàn cầu, Việt Nam một lần nữa gây ấn tượng với thế giới. Cả Chính phủ và người dân đều đoàn kết một lòng, quyết tâm cao độ cùng vượt qua khó khăn. Điển hình như việc Chính phủ đã ngay lập tức di dời hơn 80.000 người dân ở Đà Nẵng khi dịch bùng phát trở lại. Kết quả, Việt Nam ngăn chặn thành công dịch bệnh, tạo cơ sở để nền kinh tế phục hồi nhanh chóng. Ngược lại với Việt Nam, bên cạnh làn sóng dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, căng thẳng chính trị Philippines ngày càng gia tăng.
Ông Austin Ong nhấn mạnh, Việt Nam cũng là một hình mẫu về hoạt động mở rộng kinh doanh hợp tác trên trường quốc tế. Ấn tượng hơn nữa, Việt Nam còn có thể tận dụng cơ hội từ căng thẳng thương mại giữa các quốc gia lớn.
Tại hội thảo Hội doanh nghiệp Anvil, chuyên gia tư vấn Colin Blackwell cũng đã phát biểu: "Người dân trên khắp đất nước Việt Nam đã trở nên chuyên nghiệp hơn rất nhiều trong cả tiêu dùng lẫn sản xuất. Nguyên nhân chính trong những thành công đáng kinh ngạc của họ chính là sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phương với nhau, và cùng với các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, châu Âu, Hoa Kỳ".
Cuối cùng, ông Austin Ong kết luận, ở bối cảnh nền kinh tế trên thế giới đang dần thiết lập trạng thái "bình thường mới", nền kinh tế số và cơ sở hạ tầng sẽ là những yếu tố quan trọng cho nền kinh tế Philippines vượt qua những thử thách hiện tại. Không chỉ vậy, những điều này sẽ thúc đẩy Philippines phát triển thông qua cạnh tranh và hợp tác với các quốc gia trong khu vực.