Chuyên gia kinh tế từng đạt giải Nobel: Nỗi lo thị trường chứng khoán sụp đổ lên cao nhất nhiều năm, giới đầu tư nên thận trọng
"Không ai biết trước được tương lai, nhưng với sự thiếu niềm tin chung của các nhà đầu tư trong bối cảnh đại dịch và phân cực chính trị, có thể một lời tiên tri chẳng lành sẽ tự đúng. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đa dạng hóa các loại tài sản một cách tối ưu gồm cả chứng khoán kho bạc, vốn an toàn và không tiếp xúc quá nhiều với chứng khoán Mỹ hiện nay".
Đây là những lời của Robert Shiller, nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel và cũng đang là giáo sư tại đại học Yale, ông này khuyên nhà đầu tư thận trọng khi rót tiền vào thị trường chứng khoán trên một bài báo đăng trên New York Times.
Shiller viết: "Cuộc khủng hoảng COVID-19 và cuộc bầu cử tháng 11 đã đẩy nỗi lo về sự sụp đổ của thị trường lên mức cao nhất trong nhiều năm. Cổ phiếu đang được giao dịch ở mức giá rất cao. Điều này không có nghĩa là sự cố sẽ xảy ra, nhưng nó cho thấy rủi ro là tương đối cao. Đây là thời điểm cần phải cẩn thận".
Kết luận này dựa trên những gì mà Shiller quan sát về chỉ số niềm tin của thị trường chứng khoán, thứ mà ông đã bắt đầu phát triển từ nhiều thập kỷ trước.
Cụ thể, chỉ số này đang gióng lên hồi chuông cảnh báo. Khi ông hỏi các nhà đầu tư về xác suất của việc thị trường chứng khoán sụp đổ, bao gồm cả việc tai nạn xảy ra tại một quốc gia khác và lan san Mỹ, câu trả lời nhận được cho thấy niềm tin với thị trường ở mức thấp.
Shiller cũng chỉ ra tỷ lệ thu nhập giá điều chỉnh theo chu kỳ (CAPE), so sánh định giá thị trường chứng khoán ở các thời đại khác nhau bằng cách tính trung bình thu nhập trong 10 năm, do đó làm giảm biến động ngắn hạn của mỗi chu kỳ thị trường.
Ông giải thích rằng, tỷ lệ CAPE hiện đang ở mức cao nhất trong lịch sử, chỉ sau Đại suy thoái thập niên 1920 và bong bóng dot-com những năm 2000.
"Bất chấp những dấu hiệu cảnh báo này, thị trường chứng khoán vẫn đang giao dịch ở gần mức cao kỷ lục, tăng định giá cổ phiếu". Shiller cho biết thêm, các nhà đầu tư có thể đang ở ngã ba đường trong tình cảnh hiện tại.
"Câu hỏi bây giờ là liệu một lời nhắc nhở về những lần sụp đổ trong quá khứ có khiến nhà đầu tư cảm giác rủi ro về tâm lý hay không. Bất kể diễn biến xấu từ đại dịch, một cuộc bầu cử hỗn loạn và bạo lực hay biến cố nào khác có thể khiến mọi thứ lung lay".
Trong tuần này, hơn 1/3 thành phần của chỉ số S&P 500 có báo cáo kết quả kinh doanh. Sự lo lắng của các nhà đầu tư thể hiện rõ trong phiên giao dịch đầu tuần.