Chuyên gia Loan Văn Sơn: Nếu nhân sự bảo làm 1-2 năm là nhảy việc, bạn đó không bao giờ phát triển toàn diện được
Tỷ lệ nhảy việc cao của thế hệ trẻ đã trở thành nỗi đau đầu của nhiều doanh nghiệp.
- 07-02-2023Sự thật không ‘màu hồng’ của tự do tài chính chưa ai nói với bạn: Tiết kiệm khổ sở, hôn nhân suýt đổ vỡ, tôi nhận ra 1 điều quan trọng hơn trào lưu này
- 06-02-2023Muôn lí do khó khăn, người dân quốc gia giàu nhất nhì châu Á phải thuê những căn hộ không có...phòng tắm, 14m2 mà giá đã 7 triệu đồng
- 06-02-2023Khoản đầu tư tốt nhất năm 2023: Thu nhập ít hay nhiều đều có thể 'dốc tiền', đến Warren Buffett cũng đánh giá đây là 'phi vụ quan trọng nhất'
- 06-02-202330 năm ‘lăn lộn’ trong giới bất động sản, tôi rút ra 6 từ khóa có thể thay đổi cuộc sống và sự nghiệp của bạn mãi mãi
- 05-02-2023Triết lý làm giàu của ông trùm đầu cơ từng ‘phá sập’ ngân hàng Anh, kiếm 1 tỷ USD trong 24h: Luôn tìm kiếm cơ hội độc nhất, tạo lợi thế trọn đời bằng 4 cách này
Nhảy việc là hiện tượng thường thấy ở mọi độ tuổi, thế nhưng nó xảy ra chóng vánh và diễn ra thường xuyên hơn ở các bạn trẻ. Những năm qua, tỷ lệ "đến nhanh, rời đi cũng nhanh" tại các tổ chức của người trẻ (đặc biệt Gen Z) đã hình thành nhiều luồng ý kiến tranh cãi giữa cả người đi làm và "sếp lớn".
Mới đây, dân tình cũng đã truyền tay nhau đoạn clip chia sẻ của ông Loan Văn Sơn (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn huấn luyện và Tư vấn triển khai TOPPION) về câu chuyện nhảy việc của nhân sự trẻ dưới góc nhìn của chủ doanh nghiệp.
Đầu tiên, ông Sơn chỉ ra hai sai lầm của nhân sự khi nhảy việc quá nhiều: "Thứ nhất, bạn chưa chắc thực sự đã tìm ra được đam mê của mình nằm ở đâu. Thứ hai, bạn di chuyển quá nhanh nên bạn chưa cơ hội đào sâu vị trí công việc đó đến cùng. Bạn ngộ nhận rằng nó chưa hợp hoặc là bạn mới lướt qua công việc đó nên bạn đã nghĩ nó không hợp".
Ông Loan Văn Sơn chia sẻ
Ông Sơn chia sẻ thêm: "Nếu một bạn trẻ bảo 1-2 năm là em di chuyển công việc, tôi khẳng định những bạn đó không bao giờ phát triển được toàn diện, cũng như tìm thấy đam mê của mình. Bạn phải trải nghiệm rất sâu sắc ở một vị trí, đủ để thấy cả thành công và thất bại, chứng minh được cái performance (màn thể hiện), năng suất của mình cho vị trí đó thì hãy di chuyển.".
Ông Sơn cũng nhắc đến việc ứng viên nhảy việc quá nhiều sẽ làm xấu đi hồ sơ, thương hiệu cá nhân của họ trong mắt nhà tuyển dụng. Khi nhân sự "đi lại" quá nhanh giữa các công ty, họ chỉ nhận được giá trị cho bản thân chứ không đóng góp nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
"Một công ty nhìn thấy hồ sơ của bạn, bạn 'di chuyển' rất nhiều nhưng khi họ gọi về những tổ chức cũ thì bạn rất mờ nhạt. Bởi vì bạn chỉ get (lấy về) cho bản thân, chứ không hề đóng góp và để lại giá trị cho tổ chức thì bạn đã thất bại.
Người ta sẽ nói bạn có 'thương hiệu cá nhân' là gì? Đó là nhân sự chỉ 'đến học và đi'. Vậy thôi về trường đại học mà học đi. Công ty này cần bạn vào đây để đóng góp, vào đây để thể hiện giá trị. Trong quá trình đóng góp bạn được phát triển. Nhưng bạn chỉ được phát triển và bạn rời đi, vậy công ty cũng không cần ứng viên đó", ông Sơn cho hay.
Điều cuối cùng ông Sơn nhắn nhủ nhân sự nên nhảy việc khi đã đạt được 3 mục tiêu trong tổ chức, đó là học có chủ đích, trải nghiệm có chủ đích và để lại thương hiệu cá nhân tốt trong quá trình tuyển dụng.
Dưới đoạn video, những chia sẻ của ông Sơn đã làm bùng nổ nhiều luồng ý kiến trái chiều. Một số người đồng ý với quan điểm của vị sếp này bởi lẽ "nhảy việc" nhiều chứng tỏ bạn không có khả năng thích ứng với môi trường, đôi khi là "cả thèm chóng chán" hoặc quá tự tin/ tự ti vào năng lực của bản thân.
Ở một diễn biến khác, những người phản đối ý kiến của ông Sơn lại cho rằng tình trạng người trẻ "nhảy việc" trong thời gian ngắn không có gì sai. Khi quyết định chuyển sang công ty khác, nhân sự đã thấy những dấu hiệu doanh nghiệp không đáp ứng được kỳ vọng của họ. Việc chuyển sang một môi trường khác phù hợp hơn cũng là lẽ tất yếu.
Tỷ lệ nhảy việc cao của thế hệ trẻ đã trở thành nỗi đau đầu của nhiều doanh nghiệp.
Một số bình luận của dân tình về chia sẻ của ông Sơn:
- Nhà tuyển dụng luôn có lý do để yêu cầu ứng viên phải đóng góp. Thế nhưng, người lao động sau khi làm việc một thời gian mà thấy giá trị không được công nhận, vị trí và môi trường không còn không gian để phát triển thì buộc họ phải di chuyển trước khi bị đào thải. Đừng yêu cầu người lao động phải đóng góp cho doanh nghiệp nếu như không có sự công bằng cho họ.
- Thực tế lý thuyết và điều mà chủ doanh nghiệp thực sự áp dụng cho nhân sự luôn trái ngược. Giới trẻ bây giờ rất thông minh và nhạy cảm. Họ không đủ kiên nhẫn để chờ đợi chủ thực hiện lời hứa "suông" nên hành động nhảy việc này chẳng có gì sai.
- Mình đi theo tiếng gọi của đồng tiền thôi. Nơi nào lương cao hơn thì mình nhảy việc. Đừng yêu cầu nhân sự phải trung thành khi tiền lương cơ bản để còn không đủ.
- Đúng là tư duy của "sếp lớn" đây mà. Tốt nhất bạn chỉ nên thử việc tầm 6 tháng, đó là thời gian đủ lâu để biết môi trường đó có phù hợp với mình, với đam mê và sự cống hiến đúng nơi đúng lúc. Chứ sau thời gian đó mà công ty không đáp ứng đủ yêu cầu thì mình xin "say bye".
- Công việc đã không hợp mà còn bắt phải ở lâu hơn để biết hợp hay không, nghe vô lý không chứ. Mỗi ngày đi làm đều không vui vẻ, thì cho tôi bao tiền tôi cũng không làm.
Thể thao & Văn hóa