MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: Khó đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm 2024

25-02-2024 - 01:16 AM | Tài chính - ngân hàng

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: Khó đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm 2024

Với thực tế khó khăn của kinh tế vĩ mô vẫn tiếp diễn, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng 2024 đạt 15% là khó.

TS. Nguyễn Trí Hiếu
TS. Nguyễn Trí Hiếu
Chuyên gia tài chính
308 bài viết
  • Việc can thiệp tỉ giá bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường cần cẩn trọng, vì đây là con dao 2 lưỡi trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang ở xung quanh 3 tháng nhập khẩu - ngưỡng an toàn

Theo thống kê từ đầu tháng 2/2024, đã có tới 19 ngân hàng giảm lãi suất huy động gồm: LPBank, Sacombank, NCB, Viet A Bank, SeABank, Techcombank, ACB, VIB, Eximbank, BVBank, KienLong Bank, ABBank, Bac A Bank, PGBank, Sacombank, Dong A Bank, GPBank, MB, CBBank.

Lãi suất huy động 12 tháng cao nhất thuộc về Nam Á Bank 5,4%/năm, VietBank và BaovietBank cùng 5,3%/năm; Lãi suất huy động 18 tháng cao nhất thuộc về HDBank 5,9%/năm, Nam Á Bank 5,8%, NCB 5,7%/năm…

Lãi suất cho vay mua nhà của các ngân hàng, thời điểm tháng 2/2024, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) là đơn vị có lãi suất cho vay thấp nhất với tỉ suất 5%/năm. Tuy nhiên lãi suất cho vay tại BVBank sau khi hết thời gian ưu đãi sẽ có biên độ thả nổi là 2%.

Ngân hàng có lãi suất cho vay ưu đãi đứng sau BVBank là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với 5,9%/năm (không điều chỉnh so với tháng 1/2024). Tiếp theo trong danh sách là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) giảm từ 6,5% xuống còn 6%/năm và Ngân hàng UOB 6%/năm (giữ nguyên so tháng trước đó).

Ngoài ra, lãi suất cho vay tại Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) cũng đang ở mức khá ưu đãi dành cho khách hàng, tương ứng lần lượt là 6,25%/năm và 6,4%/năm…

Những số liệu này là ngay từ đầu năm 2024, khi mặt bằng lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay đều hạ nhiệt. Nhớ lại năm 2023, trong khi lãi suất huy động giảm tới 3-4 lần thì lãi suất cho vay vẫn "bình chân như vại", giữa tiền gửi và tiền cho vay có khoảng cách.

Đánh giá về việc lãi suất huy động giảm sâu, nhưng lãi suất cho vay giảm không tương xứng. TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng cho rằng, đây có lẽ là rủi ro của nền kinh tế nên họ bắt buộc giữ lãi suất cho vay cao. Trong hoạt động kinh doanh có bù trừ cho rủi ro, như vậy bù trừ rủi ro được tính cho lãi suất cho vay. Những ngân hàng nào lãi suất càng cao thì rủi ro càng lớn. Chính vì điểm đó năm 2023 các ngân hàng tăng trưởng tín dụng đều chậm, mãi đến cuối năm tăng trưởng tín dụng được 13,5%. Thực tế, các ngân hàng không phải họ không cho vay mà họ đang tính đến những rủi ro, do đó lãi suất vẫn cao bù trừ cho rủi ro đó. Trong năm 2023 có sự tương phản, lãi suất huy động giảm nhưng lãi suất cho vay vẫn cao.

Còn về mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 kỳ vọng đạt 15%, với thực trạng nền kinh tế như hiện nay ông Hiếu cho rằng khả năng thực hiện mục tiêu này là khó. Bởi, nền kinh tế 2024 được dự báo sẽ khó khăn hơn rất nhiều, nên điều này phụ thuộc vào kinh tế vĩ mô, khả năng đi vay vốn của các doanh nghiệp và chính sách tiền tệ của NHNN cũng như của các NHTMCP.

Theo PV

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên