Chuyên gia Nhật Bản lội sông Tô Lịch khảo sát sau 20 ngày thí điểm làm sạch
Hôm nay (5-6), Cố vấn Tổ chức Xúc tiến thương mại, môi trường Nhật Bản Tiến sĩ Takeba Akira đã tham gia nhóm chuyên gia trực tiếp khảo sát đoạn sông Tô Lịch được thí điểm làm sạch trước đó.
- 02-06-2019Nước sông Tô Lịch đổi màu từ đen sang nâu: "Được thế là may rồi!"
- 01-06-2019Nước sông Tô Lịch thay đổi ra sao khi sử dụng “thần dược” Nhật Bản?
- 29-05-2019Người dân thư thả ngồi câu cá bên bờ sông Tô Lịch
- 28-05-2019Nước sông Tô Lịch ra sao sau 10 ngày thí điểm 'bảo bối' của Nhật?
Hôm nay (5-6), Cố vấn Tổ chức Xúc tiến thương mại, môi trường Nhật Bản Tiến sĩ Takeba Akira đã tham gia nhóm chuyên gia trực tiếp khảo sát đoạn sông Tô Lịch được thí điểm làm sạch trước đó.
Trong buổi khảo sát hôm nay đoàn chuyên gia trực tiếp kiểm tra nồng độ PH của nước, lượng cặn trôi nổi, lượng khí NH3 sinh ra do các chất thải phân hủy dưới lòng sông. Mẫu bùn và mẫu nước tại đoạn sông Tô Lịch được chọn làm sạch thí điểm cũng được lấy để phân tích.
Đoạn sông Tô Lịch (từ ngã tư Bưởi - Hoàng Quốc Việt xuôi về Cầu Giấy) được thí điểm lắp đặt 4 máy sục khí kèm các tấm vật liệu thiên nhiên.
Trước đó, từ ngày 16-5, Hà Nội đã triển khai phương án thí điểm xử lý ô nhiễm, làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản thu được những kết quả rất tích cực.
Cụ thể, sau 15 ngày, tại đoạn lắp máy xử lý, nước sông đã dần chuyển từ màu đen kịt sang màu trắng sữa, mùi hôi thối không còn...
Nhóm chuyên gia Nhật Bản khảo sát kết quả dự án làm sạch thí điểm này. | ||
|
Vị chuyên gia người Nhật lấy mẫu nước.... | ||
|
|
Thậm chí không ngần ngại vốc nước sông lên ngửi thử... | ||
|
Mẫu nước và mẫu bùn thải ở dưới đáy sông sẽ được đem về phân tích kỹ lưỡng để đưa ra kết quả cuối cùng. | ||
|
Tuy nhiên cũng cần biết rằng hàng ngày một lượng không nhỏ nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý vẫn đang được chảy vào sông Tô Lịch... nên hiệu quả của quá trình làm sạch này vẫn cần thời gian dài để đánh giá chính xác. |
Công an nhân dân