Chuyên gia Nhật giữa trưa lội nước, sông Tô Lịch chờ đón điều bất ngờ
Sông Tô Lịch và hồ Tây được lắp đặt các máy sục khí với công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản để xử lý ô nhiễm và mùi hôi thối.
- 16-05-2019Khởi động dự án làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản
- 08-05-2019Vì sao nước sông Tô Lịch chuyển màu xanh?
- 06-05-2019Hà Nội: Sông Tô Lịch giảm mùi, nước chuyển màu xanh
- 05-05-2019Giải pháp bio-nano của Nhật để làm sạch sông Tô Lịch chỉ là tạm thời
XEM CLIP:
Dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản theo chỉ đạo của Thủ tướng và UBND TP Hà Nội vừa được khởi động ngày 16/5.
Trưa qua, mặc thời tiết Hà Nội đang nắng nóng gay gắt, các chuyên gia Nhật Bản và công nhân đã lắp đặt 4 máy nano và hơn 20 tấm bioreactor xuống sông Tô Lịch (đoạn từ ngã tư Hoàng Quốc Việt - Bưởi xuôi về phía Cầu Giấy). Đến đầu giờ chiều thì lắp đặt ở một góc hồ Tây (đoạn đối diện nhà số 161 Nguyễn Đình Thi).
Hệ thống sẽ trở thành "nhà máy" xử lý nước thải đặt trong lòng sông Tô Lịch với công suất xử lý lên tới 1,35 triệu m3/ ngày đêm, gấp 9 lần lượng nước thải mà sông phải tiếp nhận trong cùng thời gian.
Tại lễ khởi động, TS Tadashi Yamamura, chuyên gia Liên hợp quốc về môi trường, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cho biết: Công nghệ Nano - Bioreactor sẽ xử lý 3 vấn đề mùi hôi, bùn lắng ở đáy sẽ tan dần và chất lượng nước sẽ thay đổi tốt lên. Không cần nạo vét cơ học nhưng chỉ sau 3 ngày mùi hôi thối sẽ giảm đáng kể và sau khoảng 2 tháng các chất thải và bùn dưới sông sẽ bị phân hủy.
Công nghệ đã được sử dụng thành công trong nhiều dự án xử lý ô nhiễm cho các con sông ở Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc.
Sông Tô Lịch có lượng nước thải công nghiệp ít hơn nhưng lượng bùn ở tầng đáy rất lớn, bốc mùi hôi thối nên "bài toán" này có thể được xử lý bằng công nghệ Nano - Bioreactor |
Ông Nghiêm Vũ Khải, ủy viên UB Khoa học, công nghệ & môi trường QH kỳ vọng công nghệ trên sẽ cải thiện tốt môi trường sông Tô Lịch và Hồ Tây. Cách đây 2 năm, công nghệ này cũng được triển khai tại một hồ ở Hải Phòng và đem lại kết quả tốt đẹp. Ông Khải hi vọng, công nghệ này sẽ được áp dụng rộng rãi để xử lý một chuỗi sông, hồ trên cả nước trong thời gian tới.
Tuy nhiên, ông Khải cũng thừa nhận dù là công nghệ hiện đại, nhưng không phải "bảo bối" giúp môi trường sạch sẽ mãi được. Do vậy, phải tiếp tục có giải pháp tổng thể về xử lý rác thải và nước thải từ nguồn.
Công nghệ nano sử dụng vật liệu thiên nhiên nên rất thân thiện với môi trường (điều mà các phương pháp hóa học và vật lý không có được). Đây là công nghệ kết hợp giữa sinh học và công nghệ nano |
Chuyên gia Nhật Bản lội nước sông Tô Lịch để chuẩn bị đặt thiết bị |
Các máy xử lý chạy bằng năng lượng điện với thiết kế khá đơn giản và nhỏ gọn |
Các hộp thiết bị đặt chìm dưới nước sẽ tạo ra dòng khí nano khuếch tán vào dòng nước, kích thích các vi sinh vật hoạt động |
Sau đó các vi sinh vật này tạo ra enzim điện ly lực phân tử nước, giải phóng oxy trong nước, xử lý bùn thải, tạo nên môi trường trong lành hơn |
Công nghệ có ưu điểm tạo nồng độ oxy hoà tan cao trong nước, hạn chế tái ô nhiễm và tiết kiệm chi phí |
Các chuyên gia Nhật Bản cho biết: "Với máy sục khí công nghệ bio-nano, chỉ sau 3 ngày, mùi ô nhiễm ở sông Tô Lịch sẽ giảm nhiều" |
Những thiết bị tương tự ở sông Tô Lịch cũng được triển khai thí điểm ở một góc Hồ Tây |
Vietnamnet