Chuyên gia nói gì về đám mây hình 'đĩa bay' trên núi Bà Đen?
Ông Lê Đình Quyết - phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ - cho biết hình ảnh ghi nhận đám mây hình “đĩa bay” trên núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) sáng 24-11, thực sự độc lạ, hiếm khi xảy ra.
- 24-11-2022Chỉ một dòng bình luận, người đàn ông được Elon Musk mời về Twitter giữa bão sa thải nhân viên: 17 tuổi hack được iPhone, bị coi là 'kẻ thù' của Sony, còn đối đầu với Tesla
- 24-11-2022‘Ông hoàng kinh doanh’ Kazuo Inamori: Đối mặt với nghịch cảnh hãy nhớ 6 lời khuyên này, khó khăn đến mấy vẫn xoay chuyển được tình thế
- 24-11-2022Chuyên gia nghề nghiệp từng giúp nhiều người trúng tuyển vào Google, Facebook chia sẻ một lỗi KHÔNG ĐƯỢC MẮC trong CV
- 24-11-2022Muốn làm việc lớn, 5 kiểu người này nhất định phải tránh xa: Người thành công biết học cách thấu tỏ lòng người
- 24-11-2022"Công xưởng" ôn thi đại học khắc nghiệt nhất Trung Quốc: Học 17 tiếng/ngày, con vi phạm cha mẹ cũng bị phạt
- 23-11-2022Công việc lương nghìn đô ở nơi khắc nghiệt và xa nhất thế giới
Đám mây hình "đĩa bay" xuất hiện trên đỉnh núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) sáng 24-11 - Ảnh: ĐỖ VINH QUAN
Theo ông Quyết, những ai sống ở gần núi này (núi Bà Đen) hoặc một số núi khác cũng sẽ có cơ hội bắt gặp đôi lần mây xuất hiện trên đỉnh núi, với những hình dạng độc đáo. Tuy nhiên hình dạng "đĩa bay" sẽ khó lặp lại.
Những đám mây tầng thấp (mây tích) có cấu trúc thành những khối, lơ lửng ở độ cao chân mây khoảng 700 - 1.000m, nhìn từ dưới lên có những lúc hình dạng như bắp cải do cấu trúc không bền vững, dưới tác động của gió, và vận chuyển bên trong khối mây, nên khối mây luôn "động", cấu trúc luôn thay đổi nên hình thái rất đa dạng.
Ông Quyết cho biết thêm, rất có thể trước đó đám mây ở khu vực núi Bà Đen rộng hơn, nhưng càng về sau khi mặt trời sắp chiếu sáng, năng lượng bức xạ mặt trời và nhiệt độ không khí bắt đầu tăng, thì những đám mây ngoài rìa tan thành những mây khác được đẩy ra xa hoặc lên tầng cao.
Dần dần, những biến đổi tự nhiên vô tình tạo thành hình dạng đặc biệt. Thêm nữa, không khí có xu hướng chuyển động đi lên nhưng yếu, cũng tạo ra mây có hướng chuyển động đi lên, sau đó tạo nên các lớp trong cùng khiến đám mây giống như chiếc "đĩa bay" hay những chiếc nón xếp chồng lên nhau.
Trước đó, chiều 23-11, khu vực núi Bà Đen cũng đã xuất hiện khá nhiều mây - Ảnh:·ĐỖ VINH QUAN
Lý giải về nguyên nhân mây thường hình thành trên đỉnh núi, ông Quyết cho biết các ngọn núi thường hình thành những đám mây tầng thấp nhưng tan nhanh, nhất là những núi đứng độc lập (xung quanh là địa hình thấp, bằng phẳng).
Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, độ ẩm không khí cao. Do đó nhiệt độ của phần đỉnh núi và chân núi sẽ chênh lệch nhau (tức là trên đỉnh núi nhiệt độ thấp hơn - PV) dẫn đến việc dễ hình thành mây trên đỉnh núi, đặc biệt với các núi có độ cao từ 700 - 1.000m.
Núi Bà Đen với độ cao 986m, nhiệt độ tại đỉnh núi thấp hơn dưới chân núi khoảng 6 - 70C. Nhiệt độ lúc 7h sáng 24-11, tại thành phố Tây Ninh khoảng 240C thì trên đỉnh núi Bà Đen khoảng 170C. Mấy ngày qua, ban đêm và sáng sớm nhiều nơi thuộc Nam Bộ có mưa, độ ẩm không khí cao, đây là điều kiện tốt để hình thành mây.
"Hiện tượng này sẽ còn gặp lại, nhất là vào khoảng tháng 11. Đây chỉ là hình dạng của một đám mây, xuất hiện theo điều kiện khí tượng bình thường, chỉ có hình thái đám mây rất đặc biệt", ông Quyết cho hay.
Khu vực núi Bà Đen vào những ngày mây cao hơn - Ảnh: ĐỖ VINH QUAN
Hình ảnh đẹp được nhiều du khách và người dân Tây Ninh chụp lại - Ảnh: ĐỖ VINH QUAN
Đám mây lớn vờn trên đỉnh núi - Ảnh: ĐỖ VINH QUAN
Mây bao phủ đỉnh núi Bà Đen - Ảnh: Công ty Sun World Bà Đen Mountain
Tuổi trẻ