Chuyên gia: Nửa cuối 2024, có động lực tăng trưởng mạnh mẽ, kinh tế Việt Nam sẽ về đích đúng kế hoạch
Việc đạt được mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch của Chính phủ là hoàn toàn khả thi.
- 31-07-2024Tập đoàn dược lớn nhất Ấn Độ đề xuất xây dựng khu công nghiệp dược ở miền Trung Việt Nam, dự kiến thu hút 4-5 tỷ USD vốn đầu tư trong 10 năm tới
- 31-07-2024Phó Chủ tịch EC: EU mong muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam
- 31-07-2024Thay đổi điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu từ 1-7-2025
Mới đây, Trung tâm Giải pháp và Giao dịch Ngân hàng Shinhan (Hàn Quốc) công bố báo cáo triển vọng kinh tế và thị trường tài chính Việt Nam 6 tháng cuối năm 2024.
Ông Pyon Young Hwan, Giám đốc phụ trách mảng Giao dịch Ngoại hối và Phái sinh - Ngân hàng Shinhan Việt Nam cho biết nền kinh tế đã hồi phục mạnh mẽ trong quý 2 vừa qua và nếu đà này được duy trì, tăng trưởng trong nước dự kiến sẽ vượt 6% nhờ mở rộng chi tiêu công và sự phát triển của ngành du lịch. Con số này cũng phù hợp với mục tiêu tăng trưởng mà Chính phủ Việt Nam đặt ra.
Trước đó, nhóm phân tích của Shinhan dự báo tăng trưởng GDP năm nay chỉ vượt 5% bởi quá trình phục hồi sẽ vẫn bị hạn chế do ảnh hưởng từ lãi suất cao kéo dài của nhiều nền kinh tế toàn cầu và sự phục hồi chậm của kinh tế Trung Quốc.
"Thời điểm dự báo khả năng tăng trưởng của Việt Nam 5% là khi đó nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh bởi quá trình phục hồi vẫn hạn chế do ảnh hưởng từ lãi suất cao kéo dài của nhiều nền kinh tế toàn cầu cũng sự phục hồi chậm của kinh tế Trung Quốc và các nền kinh tế khác trên thế giới. Tuy nhiên, dự báo cho nửa cuối năm có nhiều động lực giúp Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ”, ông Pyon Young Hwan trả lời Vietnam Business Forum.
Dự báo cho nửa cuối năm, các chuyên gia của Shinhan cho rằng, có nhiều động lực giúp Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ.
Ngành du lịch đã tăng trưởng trở lại trong 2 quý vừa qua, đặc biệt là số lượng khách du lịch nước ngoài đã tăng cao hơn cả khi xảy ra Covid-19. Lượng khách nước ngoài tới Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng hơn nữa nhờ có việc áp dụng nới lỏng chính sách thị thực như miễn thị thực và gia hạn thời hạn thị thực từ tháng 8 năm ngoái, cũng như kế hoạch cho phép phương tiện nước ngoài được vào Việt Nam vào tháng 5 năm nay.
Một trong những động lực chính phát triển kinh tế Việt Nam là các doanh nghiệp FDI, hiện chiếm tỷ lệ xuất khẩu lớn trong tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam. Việc Việt Nam đẩy mạnh quan hệ ngoại giao với các nền kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Tính đến nay, Việt Nam đã có mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với các nước: Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia. Song song đó, việc Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế quốc tế như ký kết FTA với nhiều nước, tham gia Hiệp định CPTPP, RCEP và Khuôn khổ IPEF cũng góp phần thu hút đầu tư.
Thu hút FDI của Việt Nam đã đạt được con số ấn tượng trong thời gian qua và để thu hút đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, khi làn sóng chuyển dịch đầu tư vẫn còn tiếp diễn, Chính phủ và các cơ quan liên quan cần xây dựng những chính sách phù hợp để thu hút nguồn vốn quan trọng này.
Về đầu tư công, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công liên tục được cải thiện nhờ các biện pháp thúc đẩy của Chính phủ. Việc hoàn thiện các thủ tục chi tiêu cho các dự án xây dựng đường quy mô lớn dự kiến sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều việc làm mới.
VND sẽ phục hồi
Bên cạnh các yếu tố tích cực, nhóm chuyên gia cũng bày tỏ lo lắng khi dù lãi suất giảm và nhiều quy định được bãi bỏ, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục suy yếu và những rủi ro tín dụng khi lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn trong năm nay.
Dự báo về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, các chuyên gia của Shinhan cho rằng áp lực giá cả và tỷ giá tăng mạnh trong thời gian qua có thể khiến NHNN thận trọng hơn trong việc cắt giảm lãi suất. Vì vậy, khả năng cao NHNN sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất điều hành để hỗ trợ nền kinh tế. Trong trung và dài hạn khi các nước phát triển lớn bắt đầu cắt giảm lãi suất, dư địa để NHNN giảm lãi suất sẽ mở rộng, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Tỷ giá USD/VND dự kiến sẽ tiếp tục chịu áp lực mất giá trong ngắn hạn do bị ảnh hưởng bởi các điều kiện tiêu cực bên ngoài như xung đột Trung Đông, chênh lệch lãi suất với Mỹ gia tăng và nền kinh tế Trung Quốc suy thoái. Tuy nhiên, sự phục hồi của ngành sản xuất và xuất khẩu cùng sự can thiệp của NHNN trong việc bán vàng và ngoại tệ dự trữ đã góp phần hạn chế tỷ giá USD/VND tăng cao.
Nhìn tổng thể, đồng Việt Nam sẽ mất giá nhẹ. VND dự kiến sẽ phục hồi sau khi Fed xoay trục chính sách tiền tệ và các yếu tố về chi tiêu đầu tư công và dòng vốn FDI tăng mạnh. Trung tâm Giải pháp và Giao dịch Ngân hàng Shinhan dự báo tỷ giá USD/VND bình quân năm 2024 ở mức 25.040 đồng.
Đời sống & pháp luật