MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia tài chính khuyên nhủ: Thực hiện đều đặn những việc này 5 năm/lần, sau tuổi 40 nhất định sẽ giàu có hơn người

13-01-2020 - 08:15 AM | Sống

Không có tuổi nào là quá muộn để làm giàu.

Mỗi người có một định nghĩa khác nhau về sự giàu có. Có người nghĩ tài sản lớn nhất trong đời mình là gia đình, sức khỏe và bạn bè. Có người lại cho rằng phải kiếm được 430.000 USD/năm - giống như top 1% những người giàu có trên thế giới - mới là thành công đích thực. 

Dù bạn định nghĩ giàu có là kiếm được 50.000, 100.000, 1 triệu, 10 triệu USD, hay chỉ đơn giản là những giá trị khác trong cuộc sống, việc tích lũy của cải không bao giờ là quá muộn. Theo chuyên gia tài chính Douglas A. Boneparth - chủ tịch Quỹ Bone Fide Wealth, người trẻ nên thực hiện những điều sau vào các mốc tuổi 25, 30, 35, 40 nếu muốn trở nên giàu có.

25 tuổi: Định hướng mục tiêu

Chuyên gia tài chính khuyên nhủ: Thực hiện đều đặn những việc này 5 năm/lần, sau tuổi 40 nhất định sẽ giàu có hơn người - Ảnh 1.

Boneparth cho biết, đây là khoảng thời gian bạn phải tập trung xác định và ưu tiên những mục tiêu của mình.

“Bạn cần tạo một nền tảng tốt để xây dựng thói quen tiết kiệm, bằng cách hiểu rõ cách thức mình tiêu tiền”, ông cho biết. “Hãy tự hỏi bản thân: Mình đã tiêu gì trong 6-12 tháng vừa qua? Mình đã tiết kiệm liên tục được gì? Thế nào là lối sống thoải mái và thực tế?”

Cầu thủ bóng rổ nổi tiếng Brandon Copeland chính là một ví dụ điển hình. Ở tuổi 27, anh tiết kiệm gần như toàn bộ thu nhập của mình. Theo anh, vấn đề của tiết kiệm không nằm ở chỗ bạn kiếm được bao nhiêu, mà là bạn tiêu hết bao nhiêu. Bạn nên bắt đầu việc tiết kiệm bằng cách theo dõi các khoản chi tiêu, để từ đó biết mình nên cắt giảm cái gì.

Theo chuyên gia tài chính Alicia Butera, tuổi 20 chính là lúc bạn chi tiêu ít nhất. Khi đó, bạn bắt đầu làm ra tiền nhưng vẫn giữ thói quen chi tiêu khiêm tốn như thời đại học. “Tiết kiệm khi còn trẻ là việc rất quan trọng. Càng tiết kiệm từ sớm, bạn sẽ càng gặt hái nhiều lợi ích trong tương lai”.

30 tuổi: Tiếp tục xây dựng nền tảng

Chuyên gia tài chính khuyên nhủ: Thực hiện đều đặn những việc này 5 năm/lần, sau tuổi 40 nhất định sẽ giàu có hơn người - Ảnh 2.

“Nếu đến tuổi này mà bạn vẫn chưa xây dựng cho mình một nền tảng tài chính vững chắc, đừng chần chừ nữa”, Boneparth khuyên. “Bạn nên tập trung hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn như dự trữ tiền mặt, trả các khoản nợ, tiết kiệm tiền cho những thứ mình muốn mua trong 4 năm tới (ví dụ như nhà)”.

Theo ông, bạn cần tiết kiệm tiền bằng cách giữ chúng trong các tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao hoặc đầu tư vào quỹ thị trường tiền tệ.

35 tuổi: Tập trung vào tầm nhìn dài hạn

Chuyên gia tài chính khuyên nhủ: Thực hiện đều đặn những việc này 5 năm/lần, sau tuổi 40 nhất định sẽ giàu có hơn người - Ảnh 3.

“Hãy bắt đầu đóng góp nhiều hơn cho các mục tiêu lâu dài, cũng như dành dụm tiền cho tuổi già, sau khi bạn đã hoàn thành hết các mục tiêu ngắn hạn hoặc sở hữu một khoản tiết kiệm kha khá”, Boneparth cho biết. Ông cho biết, mọi người nên tự động hóa các khoản tiền tiết kiệm. “Xa mặt cách lòng. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm dễ dàng hơn”.

Theo David Bach - tác giả cuốn “The Automatic Millionaire”, tự động hóa các khoản tiết kiệm là “bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc tích lũy của cải”. Ông cho biết, bằng cách này, một phần tiền lương của bạn sẽ được tự động chuyển sang quỹ hưu trí hoặc tài khoản tiết kiệm trước khi bạn kịp nhìn thấy nó. “Tiền được chuyển đi trước khi bạn có cơ hội chạm tay vào sẽ giúp bạn mau chóng làm giàu hơn”.

Tuổi 40: Xem lại các mục tiêu

Chuyên gia tài chính khuyên nhủ: Thực hiện đều đặn những việc này 5 năm/lần, sau tuổi 40 nhất định sẽ giàu có hơn người - Ảnh 4.

“Lúc này, bạn nên quay trở lại việc phân tích dòng tiền của mình”, Boneparth khuyên. “Hãy tiếp tục chi tiêu và tiết kiệm một cách nghiêm túc. Bạn cần kiểm tra xem kế hoạch của mình có tiến triển gì không và có thay đổi nào cần thực hiện không”.

Ở độ tuổi trung niên, bạn có thể sẽ có những mục tiêu tài chính khác. Đây là quãng thời gian mà mức thu nhập của bạn đạt đỉnh, vì thế bạn tập trung vào sự nghiệp để kiếm thêm tiền và các lợi nhuận khác.

Chuyên gia tài chính Sophia Bera - tác giả cuốn sách “What You Should Have Learned About Money, But Never Did”, bạn nên kiểm tra lại khối tài sản mình có 2 lần/năm. Bằng cách này, bạn sẽ biết mình đã làm được những gì và tập trung hơn trong việc hoàn thành mục tiêu đặt ra.

Tham khảo BI

Linh Hân

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên