Chuyên gia tiết lộ: 3 cách giao tiếp để con trẻ thực sự lắng nghe, bớt cự cãi và ngang bướng
Đối với nhiều bậc cha mẹ, nuôi dạy một đứa trẻ biết lắng nghe có thể là một trong những bài học thử thách nhất và quan trọng nhất cuộc đời.
- 27-07-2022Mua căn nhà 200m2 lụp xụp trong ngõ sâu, nhờ bạn thiết kế lại: Nhận thành quả đẹp không thốt nên lời chỉ sau 1 năm
- 26-07-2022Từng bị "chê", rồi nhận lương vài chục nghìn đồng, nay BLV Quang Huy đã trở thành cái tên sáng chói của những trận cầu nghẹt thở
- 22-07-2022Người Việt đang tập thể dục nhiều hay ít? Hóa ra đây là con số WHO khuyến nghị, nhiều người còn chưa thể vượt qua
Khả năng lắng nghe không chỉ là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển ban đầu của một đứa trẻ, giúp chúng học hỏi và tự bảo vệ bản thân. Đó còn là chìa khóa để xây dựng các mối quan hệ và đạt được thành công nghề nghiệp trong tương lai.
Tuy nhiên, không ít bố mẹ phải đau đầu vì con cái của mình không chịu lắng nghe. Mỗi lần trò chuyện đều kết thúc trong việc giận dữ và tranh cãi, điều này khiến cho mối quan hệ giữa cha mẹ và các con ngày càng xa cách.
Tuy nhiên, theo Camilla Miller, chuyên gia nuôi dạy con cái và là huấn luyện viên được ủy quyền về “Ngôn ngữ lắng nghe”, có nhiều cách để thay đổi điều này.
Miller cho biết nếu giao tiếp đúng phương pháp, chúng ta hoàn toàn có thể kiềm chế bất kỳ xung đột nào và cho phép trẻ đạt được mục tiêu trong phạm vi cho phép của cha mẹ.
“Bạn có được những gì bạn muốn và trẻ cũng như vậy. Đó là cách để đôi bên cùng có lợi”, Miller chia sẻ với CNBC Make It.
Chuyên gia này đã “mách nước” ba bước để khiến con bạn lắng nghe như sau:
1. Nói về hành vi của con theo đúng nghĩa đen
Bước đầu tiên rất đơn giản: Nói những gì bạn thấy. Thay vì áp đặt phán đoán của mình đối với hành vi của con cái, hãy nói đúng theo nghĩa đen của những gì bạn thấy.
Ví dụ, bạn có thể nghĩ rằng con của mình không tình cảm, không thích chia sẻ, nhưng trong mắt trẻ, đơn giản là chúng đang bận chơi. Tương tự như vậy, khi trẻ không nói gì trước những lời phàn nàn, nhiều cha mẹ cho rằng con đang tỏ thái độ, nhưng tâm trí của trẻ thực chất đang cảm thấy thất vọng.
Khi con bạn không được lắng nghe, chúng sẽ hình thành cảm giác như cha mẹ đang gạt bỏ những mong muốn và nhu cầu của bản thân. Điều này khiến trẻ trở nên khó chịu, không muốn hợp tác.
Miller nói: “Hãy lắng nghe con cái trước khi bắt trẻ phải lắng nghe bạn. Đừng để trẻ cảm thấy suy nghĩ của mình đang bị bỏ rơi”.
Hãy hiểu rằng, lắng nghe không đồng nghĩa với việc bạn cần phải nhượng bộ mọi yêu cầu của trẻ. Nhưng quá trình đó mang lại cho cha mẹ cơ hội để đứng vào vị trí của con, tìm ra nguyên nhân sâu xa dẫn tới hành vi sau này.
Miller cho biết: “Nhiều bậc phụ huynh chỉ muốn đưa ra yêu cầu của bản thân, do đó, họ không thừa nhận những mong muốn của con trẻ. Điều này tác động như một tấm gương phản chiếu. Nếu bạn không quan tâm tới điều con muốn thì đương nhiên, con cũng không quan tâm tới những gì bạn nói.”
2. Đưa ra một giải pháp có thể làm được
Một khi bạn đã hiểu và thông cảm cho hành vi của con mình, bạn sẽ có cơ hội để tác động tới tâm lý của trẻ hiệu quả hơn. Nếu trẻ đang thể hiện một hành vi mà bạn không thích, hãy giúp trẻ dần dần chuyển hướng và thay đổi.
Ví dụ, bạn thấy phiền lòng vì con cái cứ nhảy nhót trên ghế sofa. Đầu tiên, bạn hãy thấu hiểu mong muốn được vận động, vui chơi và xả hơi của trẻ. Sau đó, hãy giúp trẻ hướng năng lượng đó đến một không gian khác như sàn nhà hoặc tấm bạt lò xo.
Trong một trường hợp khác, trẻ đòi hỏi món đồ chơi mới ngay khi vừa trải qua sinh nhật và được tặng rất nhiều quà cáp, cha mẹ hãy giúp trẻ nghĩ ra một số cách để tự tiết kiệm và mua nó cho mình. Chẳng hạn như giúp đỡ việc nhà để kiếm thêm tiền tiêu vặt…
Miller nói: “Đừng bao giờ quên xem xét nhu cầu đằng sau mỗi hành vi và giúp trẻ đáp ứng nhu cầu đó theo cách mà bạn có thể chấp nhận được.”
Đồng thời, với những khía cạnh và thói quen tốt ở trẻ, hãy bày tỏ sự công nhận và liên tục khích lệ để trẻ có động lực duy trì những điều đó trong tương lai.
3. Kết thúc bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng của trẻ
Khi bạn đã xác định rõ tình hình và đạt được thỏa hiệp, hãy kết thúc cuộc thảo luận bằng cách nêu bật điểm mạnh mà con bạn đã thể hiện.
Tuy nhiên, không nên sử dụng những câu nói lấy cảm xúc của cha mẹ làm trung tâm, chẳng hạn như “Cha mẹ rất vui vì con đã làm điều đó”. Thay vào đó, hãy biến trẻ trở thành tâm điểm bằng cách nói: “Con là người đã giải quyết vấn đề/Con thật giỏi khi tìm ra cách để khắc phục điều đó”.
Bằng cách đó, chính trẻ là nhân vật chính, tham gia tích cực vào tình huống và là người ra quyết định cuối cùng. Thay đổi phương pháp giao tiếp dựa trên lợi ích của trẻ sẽ giúp trẻ có ý thức củng cố những hành vi của bản thân.
Miller nói: “Đây là biện pháp tuyệt vời để xây dựng lòng tự trọng của trẻ mà vẫn đảm bảo định hướng cha mẹ mong muốn.”
Đồng thời, chuyên gia cũng nhấn mạnh, phụ huynh thay đổi linh hoạt để phù hợp với các nhóm tuổi và tình huống khác nhau. Khi đã thành thạo, 3 bước này cũng có thể áp dụng với quá trình giao tiếp của người trưởng thành.
Miller nhận định: “Nhìn chung, lý do mọi người phải hành động mạnh hoặc nói chuyện lớn tiếng là vì họ cần thể hiện tiếng nói bên trong của mình. Trong khi đó, thực sự lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của người khác cũng có thể giúp bạn trở nên chu đáo và nhân ái hơn. Hãy thay đổi cách chúng ta nhìn nhận mọi thứ, sau đó, cách chúng ta phản ứng với mọi thứ cũng sẽ biến chuyển.”
*Theo CNBC
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Lại Gần Con Hơn
Xem tất cả >>- Bé gái 6 tuổi dậy thì sớm, bác sĩ nói 'thủ phạm' trong nhà tắm
- Đặc điểm chung của 70 cặp cha mẹ có con cái thành công: Không nói 4 điều này với trẻ
- Ăn nhiều cổ, cánh, phao câu gây dậy thì sớm? Bác sĩ dinh dưỡng đưa ra câu trả lời xác thực và khuyên cha mẹ phải lưu ý điều này
- Bác sĩ dinh dưỡng chỉ ra 8 loại thực phẩm làm tăng nguy cơ bị dậy thì sớm ở trẻ
- 5 cách cha mẹ thông thái thường làm khi con phạm lỗi, giúp trẻ thông minh và hiểu chuyện hơn