MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia WB: Kinh tế Việt Nam phục hồi rất ấn tượng

Ông Andrea Coppla, Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam WB: Kinh tế Việt Nam phục hồi rất nhanh chóng và rất ấn tượng. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Ông Andrea Coppla, Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam WB: Kinh tế Việt Nam phục hồi rất nhanh chóng và rất ấn tượng. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Theo ông Andrea Coppla, Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB), trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều bất lợi, suy giảm thì nền kinh tế Việt Nam phục hồi rất nhanh chóng và rất ấn tượng.

Chiều 12/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì Hội nghị về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay.

Phát biểu tại hội nghị, ông Andrea Coppla, Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam WB cho rằng: Trong bối cảnh hiện nay, sự tăng trưởng của các đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam sẽ chậm hơn. Lạm phát có chiều hướng tăng ở nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, trong đó có nguồn cung ứng về năng lượng,...

Tuy nhiên, thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam phục hồi rất nhanh chóng và rất ấn tượng. Đại điện WB cho rằng, tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong quý II, quý III/2022 rất tốt. Ngành công nghiệp cũng đã có tăng trưởng vượt bậc,…

Tuy nhiên, nếu nhìn vào tương lai, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với các thách thức cơ bản. Cụ thể là, tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi nền kinh tế trong nội địa.

Bên cạnh đó, yếu tố về lạm phát, đặc biệt là từ khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina diễn ra thì xuất hiện những rủi ro liên quan giá cao, như giá lương thực chẳng hạn, làm cho chi phí về sản xuất, chi phí lao động cũng bị ảnh hưởng và kéo theo những tác động bất lợi.

Cần một chính sách tài khóa hợp lý

Để chủ động ứng phó với những biến động không thuận lợi từ bên ngoài, đại diện WB cho rằng, Việt Nam cần điều hành cân đối giữa chính sách phục hồi nền kinh tế và kiểm soát lạm phát; chủ động các kịch bản để đối phó với sự thay đổi của cả nền kinh tế thế giới.

Theo đó, Việt Nam cần phải có một chính sách tài khóa hợp lý để có thể xử lý những khoản đầu tư công và những khoản đầu tư công này phải phát huy một cách hiệu quả hơn.

Trong thời gian ngắn hạn, phải sử dụng hiệu quả những gói hỗ trợ tăng trưởng phục hồi. Do vậy, cần phải có sự phục hồi của thị trường và nguồn cầu của thị trường trong nước. Từ đó có thể hạn chế được tác động tiêu cực của việc tăng giá.

Nếu chúng ta kiểm soát được lạm phát thì hiệu quả và tiềm năng của nền kinh tế vẫn nằm ở dưới mức tiềm năng. Dù sao, chúng ta vẫn phải đối mặt với rủi ro của lạm phát như vậy. Nếu chúng ta đưa lạm phát lên 4% so với mức dự kiến thì chúng ta phải thắt chặt lãi suất và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải thực hiện điều này.

Những quyết định của chính sách tài chính, tiền tệ như vậy có thể hướng dẫn những hành vi của thị trường và do vậy cần có những thay đổi rất căn bản để có thể phát huy hiệu quả chính sách tiền tệ, bên cạnh đó cần phải nâng cao khả năng thanh khoản của nền kinh tế.

Bảo đảm vững chắc sự tự cường của nền tài chính quốc gia

Theo đại diện WB, phải bảo đảm vững chắc sự tự cường của nền tài chính quốc gia; cần phải xử lý nợ xấu, nợ quá hạn của nền kinh tế để tất cả những ngân hàng đều phải tuân thủ đối với việc xử lý nợ xấu.

Theo đó, cần phải tăng cường sự tự cường của ngành ngân hàng. Do vậy, các ngân hàng phải có chiến lược tạo ra sự phục hồi cho chính mình để có thể đối mặt với sự rủi ro liên quan đến sự phá sản.

Đại diện WB cho rằng, việc cải cách cơ cấu kinh tế là rất quan trọng để thúc đẩy sự tăng trưởng và tạo cho nền kinh tế ngày càng tự cường hơn. Song song với việc phát huy hiệu quả của các chính sách tài khóa, phải tiếp tục theo đuổi các chương trình phát triển, chương trình xã hội khác; nâng cao năng lực thích nghi và làm cho sức khỏe, độ tự cường của nền kinh tế Việt Nam ngày càng cao hơn.

Bên cạnh đó, việc thực hiện lộ trình giảm khí thải C02 về 0 cũng có thể giúp Việt Nam tăng cường được nền kinh tế, tăng cường được sự cạnh tranh của nền kinh tế.

Mặt khác, thông qua cải thiện môi trường đầu tư, những nhà hoạch định chính sách Việt Nam cũng cần phải nâng cao năng lực và chất lượng lao động, đại diện WB khuyến nghị.

Theo PV

Báo Chính phủ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên