Chuyện lạ có thật: Nhờ ChatGPT làm hộ công việc, tôi đã được nghỉ hẳn một ngày trong tuần như thế nào?
Nhờ tận dụng sức mạnh của ChatGPT, tôi đã giảm thời gian làm việc từ 6-8 tiếng một tuần, tương đương với việc bớt hẳn một ngày làm việc.
- 16-04-2023Nữ đại gia tiết kiệm được 11 tỷ đồng nhưng không dám mua đồ quá 600 nghìn gây tranh cãi: Vậy tiêu tiền thế nào mới là 'tận hưởng cuộc sống'?
- 15-04-2023Đừng nên hỏi câu này khi phỏng vấn xin việc nếu không muốn trượt ngay: Đến cả Mark Zuckerberg lẫn Elon Musk đều không hài lòng
- 14-04-2023Người đàn ông làm giàu từ ‘chim cao 2m’, giá một con đã 34 triệu: Khi người khác thua lỗ vẫn có sáng kiến 'lội ngược dòng' kiếm 24 tỷ đồng/năm
Ashley Couto là cây bút tự do và là nhân viên thương hiệu cho một doanh nghiệp nhỏ. Cô đã khám phá ra những tiện ích lớn từ ChatGPT trong hỗ trợ công việc. Công cụ giúp cô giảm thời gian làm việc từ 6-8 tiếng một tuần, tương đương với việc bớt hẳn một ngày làm việc. Dưới đây là cách Couto tận dụng ChatGPT:
Trong sự nghiệp marketing 18 năm của mình, tôi đã viết hàng triệu từ trong các bài viết tiếp thị.
Tôi bắt đầu sự nghiệp bằng cách viết bài cho các thương hiệu thương mại điện tử trên Myspace, sau đó làm việc trong lĩnh vực gây quỹ phi lợi nhuận, tiếp thị người ảnh hưởng và giờ là đào tạo bất động sản.
Tôi hiện là giám đốc thương hiệu của một doanh nghiệp đào tạo bất động sản. Các công cụ AI như ChatGPT nhanh chóng giúp tôi hoàn thành công việc đến 80% hoặc 90%.
Tôi bắt đầu sử dụng các công cụ AI vào năm 2022 nhưng không thấy chúng hiệu quả trong việc nắm bắt tiếng nói và giọng điệu của thương hiệu. Sau đó, ChatGPT đã gây bão trên toàn thế giới vào năm 2023. Tôi sử dụng nó cho hàng tá việc mỗi ngày, nhưng dưới đây là 5 cách hữu ích nhất.
Viết bài trên mạng xã hội
Tôi làm việc cho một công ty bất động sản đột phá trong ngành; hầu hết các tư vấn của chúng tôi đi ngược lại với những xu hướng cơ bản. Nếu tôi để ChatGPT tạo bài viết mà không có định hướng, nó sẽ cung cấp các bài đăng và email chứa đầy những lời khuyên đã lỗi thời.
Vì vậy, tôi nhắc ChatGPT với nội dung: "Viết cho tôi một bài đăng/email trên mạng xã hội có số từ với giọng điệu trò chuyện như Jess Lenouvel bằng cách sử dụng dàn ý sau", đi kèm đó là ba hoặc bốn gạch đầu dòng nội dung theo ý muốn.
Việc thêm tên giám đốc điều hành của chúng tôi vào lời nhắc sẽ giúp ChatGPT bắt chước giọng điệu viết, nhịp điệu và thậm chí cả cách sử dụng biểu tượng cảm xúc của cô ấy.
Tạo ra các phiên bản bài viết mới
Tìm ra những cách mới và thú vị để truyền tải cùng một thông điệp trong bài viết là việc làm khó. Sau khi bạn đã làm việc ở cùng một nơi trong năm năm, bạn sẽ cạn kiệt các cách thức sáng tạo cho quảng cáo và nội dung.
Để tạo các phiên bản nội dung đã viết theo cách mới, tôi sử dụng câu lệnh này cho ChatGPT: "Hãy tư duy như một nhà digital marketing và tạo bốn phiên bản nội dung quảng cáo Facebook này ".
Kiểm tra và sửa đổi giọng điệu bài viết
Công chúng đều muốn xem các nội dung dễ hiểu trong hộp thư đến hay trên mạng xã hội. Người Mỹ trung bình được cho là có trình độ đọc ở lớp bảy hoặc lớp tám.
Tôi nghĩ bài viết marketing tốt nhất nên ở cấp độ thấp hơn một chút, tầm lớp năm hoặc lớp sáu. Theo đó, bài viết sẽ là các câu và đoạn văn ngắn, giọng điệu đàm thoại và ngôn ngữ đơn giản.
Với ChatGPT, tôi có thể viết tự do theo ý mình và sau đó nhắc AI sắp xếp và thay đổi lại cấp độ và giọng điệu bài viết.
Nhìn chung, tôi tiết kiệm được 20 đến 30 phút mỗi ngày với yêu cầu này.
Viết bài dài dựa trên câu chuyện và dàn ý
Kể chuyện là xương sống của tiếp thị. Công ty chúng tôi được định vị giống như một thương hiệu cá nhân, vì vậy tôi phải thu hút khán giả bằng những câu chuyện cá nhân đầy cảm xúc về giám đốc điều hành và các nhân viên thành công.
Nhưng viết dài có thể rất tẻ nhạt, vì vậy tôi đã nhờ GPT-4 làm việc đó cho mình.
Đây là hai câu lệnh tôi sử dụng:
"Dựa theo cấu trúc câu chuyện này — 1. Tạo sự đồng cảm, 2. Đẩy lên cao trào, 3. Giải quyết mâu thuẫn, 4. Kết thúc bằng cách đưa ra bài học giá trị — viết một câu chuyện 1.000 từ ở trình độ đọc lớp năm ở ngôi thứ nhất, sử dụng thông tin sau", theo sau là một danh sách các chi tiết cốt truyện.
Bạn đưa ra hướng dẫn càng cụ thể bao nhiêu thì càng thu được kết quả tốt bấy nhiêu.
Tạo các giả thuyết A/B để khắc phục sự cố tiếp thị
Đôi khi, với tư cách là nhà tiếp thị, bạn cần giải quyết một vấn đề nhưng không chắc chắn về giải pháp hoặc số liệu nào cần theo dõi để xác định chiến lược nào tốt hơn.
ChatGPT có thể giúp bạn làm điều đó. Nó có khả năng kết hợp các thử nghiệm cụ thể mà một công ty đang tìm cách thực hiện để tối ưu hóa trang đích, tăng doanh số bán hàng hoặc giảm tỷ lệ thoát, đồng thời tạo ra các ý tưởng để giúp định hướng chiến lược.
Đây là câu lệnh đưa ra: "Tôi đang chạy thử nghiệm A/B để so sánh trang A và trang B, tôi cần trợ giúp tạo ra các giả thuyết dựa trên tỷ lệ nhấp vào email và hoàn thành biểu mẫu. Bạn có thể đưa ra các đề xuất về những gì cần kiểm tra, cách đo lường thành công không?"
Dựa trên các đề xuất từ ChatGPT, chúng tôi sẽ kiểm tra:
Thêm một nút vào email để tăng tỷ lệ mở thay vì liên kết văn bản thuần túy.
Thay đổi ngôn ngữ trên nút để xem ngôn ngữ nào tạo ra tỷ lệ nhấp tốt hơn.
Giảm số lượng câu hỏi trên trang khảo sát.
Đây chỉ là một số trong nhiều cách tôi đang sử dụng AI như ChatGPT.
Trung bình, ChatGPT tiết kiệm cho tôi từ sáu đến tám giờ một tuần, tương đương với một ngày làm việc.
Thể thao & văn hóa