Chuyện nàng cựu sinh viên kiến trúc lương tháng 30 triệu đùng cái bỏ việc về quê làm thợ mộc, khởi nghiệp từ góc chuồng gà
Đang làm việc văn phòng tại một tập đoàn xây dựng với thu nhập đáng mơ ước, thế nhưng chị Hảo đã quyết định từ bỏ để về quê theo đuổi đam mê với nghề thợ mộc, khiến nhiều người trong gia đình sửng sốt.
- 26-06-2020Thương vụ đầu tư lãi nhất của phái mạnh nằm ở việc chọn đúng vợ: Muốn thành công, cần tìm thấy ở nửa kia 3 điều
- 26-06-2020Phỏng vấn: "Làm thế nào để mời Jack Ma tới công ty chúng ta?", ứng viên duy nhất đáp "không thể" lại trở thành người được lựa chọn
- 26-06-2020Bỏ được 8 thứ này, cuộc đời mỗi người càng sống càng thuận lợi: Bạn đã bỏ được bao nhiêu thứ?
Bỏ việc văn phòng lương 30 triệu về quê làm thợ mộc
Sau khi tốt nghiệp Đại học Kiến trúc, rồi về làm quản lý cho một tập đoàn xây dựng với hơn 5 năm làm công việc thiết kế bản vẽ với mức lương 30 triệu đồng/tháng. Đùng một cái, chị Hảo từ bỏ công việc nhiều người mơ ước để về quê khởi nghiệp học làm thợ mộc - cái nghề mà khi nói đến ai cũng bất ngờ đối với một người phụ nữ.
Chị Nguyễn Thị Hảo tự tay cầm cưa, cầm đục công việc những tưởng chỉ có đàn ông mới làm được
Và rồi sau khi bỏ công việc văn phòng, cứ cuối tuần, chị Nguyễn Thị Hảo (28 tuổi, hiện đang sinh sống tại Khu đô thị Mỗ Lao 2, quận Hà Đông) lại trở về quê ở làng Thọ An, xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội để bắt đầu với công việc làm mộc của mình, làm bạn với những cái cưa, cái đục.
Chị Hảo từ bỏ công việc lương 30 triệu về quê làm thợ mộc khiến ai nấy đều cảm thấy ngỡ ngàng.
Vừa ngồi tự tay vẽ trang trí đồ mộc, chị Hảo cho biết vì ngồi bàn giấy nhiều khiến cô cảm thấy nhàm chán. Những lúc như vậy, bà mẹ trẻ lại nghĩ về cuộc sống ngày xưa, phụ bố làm công việc mộc, đó là khoảng thời gian chị cảm thấy vui vẻ nhất và rồi chị Hảo đã quyết định từ bỏ công việc hiện tại để theo đuổi nghề mộc.
Với vóc dáng mảnh thảnh chưa đầy 40kg ít ai nghĩ chị Hảo có thể tự mình bào gỗ, cắt chế để cho ra những sản phẩm là đồ chơi trẻ em hay đóng những vật dụng khác nhau đầy bắt mắt như vậy bởi khi nói đến nghề mộc nhiều người sẽ nghĩ cái nghề nhọc nhằn vốn chỉ dành cho đàn ông.
Chị Hảo cho biết vì ngồi bàn giấy nhiều khiến cô cảm thấy nhàm chán. Những lúc như vậy, bà mẹ trẻ lại nghĩ về cuộc sống ngày xưa, phụ bố làm công việc mộc, đó là khoảng thời gian chị cảm thấy vui vẻ nhất và rồi chị Hảo đã quyết định từ bỏ công việc hiện tại để theo đuổi nghề mộc.
"Trước đây bố tôi vốn là thợ mộc chuyên đóng giường tủ, bàn ghế…. Đến năm tôi học lớp 10 thì bố bị tai biến, tiếp sau đó đến người cô ruột cũng bị. Một mình mẹ tôi tảo tần gánh vác lo cho 4 đứa con ăn học đại học.
Từ ngày sinh viên tôi đã đi làm thêm để thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống học tập đỡ gia đình. Tiền học bổng của kỳ trước tôi lại lấy để đóng cho kỳ sau. Năm cuối đại học tôi cùng hai bạn nữa bắt đầu sáng tạo làm ra những đồ vật tái chế bằng gỗ rồi có duyên với nó đến tận bây giờ", chị Hảo kể lại.
Từ những miếng gỗ thừa qua bàn tay của chị nó trở thành những đồ vật xinh xắn và mang lại thu nhập.
Tốt nghiệp đại học, chị Hảo đi làm thiết kế rồi lập gia đình nên đành gác lại niềm đam mê với công việc thợ mộc. Những ngày cách ly xã hội vì dịch COVID-19, chị Hảo về quê bên gia đình. Nhìn những vật dụng làm mộc của bố xếp ngoài chuồng gà đã lâu bao ký ức trong chị lại ùa về.
Cũng từ đây trong lòng người phụ nữ nhỏ nhắn này bỗng hiện lên với bao kế hoạch. Biết xung quanh khu vực nhà mình có rất nhiều gia đình làm mộc sẽ có nhiều gỗ thừa chị Hảo bắt tay vào thực hiện niềm đam mê của mình với cái nghề mộc.
Chọn góc chuồng gà làm nơi khởi nghiệp
Từ ý nghĩ điên rồ bỏ việc lương cao để về quê làm thợ mộc cho đến địa điểm chị Hảo "khởi nghiệp" cũng đặc biệt, đó chính là góc chuồng gà của gia đình chị - nơi mà ngày nhỏ chị vẫn hay cùng bố làm thợ mộc.
It ai nghĩ một người phụ nữ đã có gia đình dám từ bỏ công việc nhiều người mơ ước để về quê cầm cưa, cầm đục lập nghiệp bằng nghề thợ mộc.
"Tôi tận dụng góc chuồng gà nơi mà trước đây bố vẫn thường làm việc. Tuy nhiên cả chục năm qua nó không được sử dụng nữa. Khi làm việc tại đây ngoài muỗi ra thì nghe đủ thứ gà kêu, chim kêu nghe cũng vui", chị Hảo chia sẻ.
Nghĩ là làm, chị Hảo bắt đầu mua dụng cụ làm thợ mộc như máy sử dụng đa năng, cưa cầm tay, máy mài, cưa lọng chỉ…Tiếp đó, chị tự mình phải mày mò, tìm hiểu cách sử dụng máy móc.
Để thực hiện đam mê của mình, chị Hảo bắt đầu mua dụng cụ làm thợ mộc như máy sử dụng đa năng, cưa cầm tay, máy mài, cưa lọng chỉ…Tiếp đó, chị tự mình phải mày mò, tìm hiểu cách sử dụng máy móc.
"Trong thời gian đầu theo đuổi nghề mộc tôi gặp rất nhiều khó khăn, gia đình không ủng hộ, người thân bạn bè ai cũng nói tôi bị khùng, bị điên, ai cũng nghĩ công việc đó chỉ dành cho đàn ông, những người có sức khỏe, với một cô gái yếu ớt như tôi thì sẽ không thể làm được", chị Hảo tâm sự.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ đồ dung, dụng cụ, hàng ngày chị Hảo đi đến các hộ làm mộc xung quanh gia đình mình để xin những mẫu gỗ thừa về. Vốn là dân kiến trúc nên chị dễ dàng tư duy ra hình thù các đồ vật rồi sáng tạo sao cho đẹp mắt.
Từ một đống những miếng gỗ thừa, chị Hảo thu gom mang về tự tay sáng tạo nên những đồ vật theo trí tưởng tượng của chị có khi theo đơn đặt hàng của khách.
"Có những khoảng thời gian tôi làm việc từ 6 giờ sáng đến 2 giờ đêm mà vẫn chưa hết việc. Khách đặt hàng gì tôi cũng làm, có sản phẩm làm mất hai đến ba ngày mà chỉ nhận được vài chục nghìn đồng, nhưng mình vẫn cảm thấy vui vẻ bởi vì đó là cách giúp tôi có thể rèn luyện tay nghề.
Dù thu nhập chỉ bằng một phần nhỏ công việc trước đây, có lúc tôi từng nghĩ sẽ phải dừng lại công việc làm mộc, nhưng nghĩ đến mục đích ban đầu của mình là gì nên tự an ủi bản than cố gắng vượt qua và tiếp tục theo đuổi đam mê.
Những tác phẩm vô cùng bắt mắt được tạo nên từ chính đôi bàn tay khéo léo của chị Hảo.
Đôi khi chỉ đơn giản là tự tay làm đồ chơi cho con gái với mong muốn dành cho con những sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường, từ những sản phẩm đó con có thể học được nhiều điều ý nghĩa", chị Hảo cho biết.
Gắn bó với nghề mộc cuộc sống của gia đình chị Hảo thay đổi rất nhiều, đặc biệt chị có thể thỏa sức sáng tạo với các sản phẩm đồ chơi thân thiện với môi trường.
"Từ khi quyết định gắn bó với nghề này tôi không còn là cô nhân viên văn phòng hối hả đến công ty rồi tối về nhà lại luẩn quẩn trong một công việc ngồi máy tính.
"Tôi muốn những đồ vật này trẻ nhỏ sẽ thoả sức sáng tạo, mọi người có thể tận dụng từ phế phẩm để làm đồ vật trang trí trong nhà giúp ngôi nhà thêm đẹp hơn", chị Hảo chia sẻ.
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều những sản phẩm cạnh tranh làm đẹp hơn, tinh tế hơn so với đồ mà tôi đang làm. Thế nhưng giá trị cảm xúc của những sản phẩm đó lại thấp hơn các sản phẩm của tôi, những đồ chơi tôi tự tay thiết kế bằng việc tận dụng những mẩu gỗ phế phẩm tại các xưởng mộc.
Tôi muốn những đồ vật này trẻ nhỏ sẽ thoả sức sáng tạo, mọi người có thể tận dụng từ phế phẩm để làm đồ vật trang trí trong nhà giúp ngôi nhà thêm đẹp hơn", chị Hảo nói.
Báo Dân sinh