Chuyện ngược đời: Lỗ gần tỉ đồng, người bán vẫn rối rít cảm ơn người mua và môi giới!
Do quá kẹt tiền, gần như không xoay sở được, nhiều người ôm bất động sản chỉ mong ra được hàng, dù giảm giá hàng tỉ đồng so với thị trường.
- 26-05-2023Ngỡ ngàng "siêu dự án" Fantasy Ha Long Bay với vị thế lưng tựa núi, được xây trong vùng lõi Vịnh Hạ Long: Quảng Ninh khẳng định không có thật, cảnh báo lừa đảo
- 26-05-2023TS. Lê Xuân Nghĩa: Giá bất động sản tại Hà Nội và TP.HCM trong tương lai sẽ đắt hơn cả Singapore
- 26-05-2023Thời nhà đầu tư trong tay ôm chục lô đất vẫn khóc ròng vì “chết trên đống tài sản, không có tiền trả nợ”
Mới đây, một câu chuyện “thật như đùa” diễn ra tại một giao dịch bất động sản ở Đồng Nai. Sau khi công chứng sang tên xong, người bán đất tỏ vẻ vui mừng, rối rít cảm ơn và bắt tay người mua và môi giới bất động sản. “Sau khi về tới nhà, chủ đất còn liên tục nhắn tin cảm ơn tôi vì ra được hàng cho anh ấy, mặc dù mảnh đất đã giảm 800 triệu so với giá mua vào’, môi giới này cho biết.
Được biết, mảnh đất vườn rộng hơn 3.000m2 của nhà đầu tư này mua vào từ thời điểm cuối năm 2021 với giá 2,9 tỉ đồng. Đến đầu năm 2022, mảnh đất tăng giá lên 300 triệu đồng. Chưa kịp mừng thì giá đất đi xuống và gần như không có thanh khoản ở loại hình này suốt một năm qua. Rao bán nhiều lần với các nấc giảm giá khác nhau nhưng mãi không ra được hàng. Do kẹt tiền vì ôm nhiều bất động sản cùng lúc, gánh lãi ngân hàng trong khi bán không được, nhà đầu tư này đuối sức, trong tình thế để ngân hàng phát mãi tài sản.
Đang mắc kẹt không biết xoay sở thế nào thì có môi giới gọi điện hẹn cọc mảnh đất nông nghiệp tại Đồng Nai. Trong khi các lô đất khác của nhà đầu tư này rao bán cùng thời điểm chưa ai hỏi đến.
“Như nắm được phao lúc đuối nước, nhà đầu tư này liên tục cảm ơn người mua và môi giới dù bán lỗ. Nói thật để ra được hàng lỗ thời điểm này không dễ dàng, nhất là với đất nền tỉnh lẻ”, môi giới cho biết.
Theo các môi giới, hiện nguồn hàng ngộp nhà đầu tư gửi bán rất nhiều. Sản phẩm bán nhiều, người mua ít khiến chủ nhà/đất liên tục điều chỉnh mức giá để cạnh tranh ra hàng. Có trường hợp ban đầu chỉ giảm 150 triệu/nền, sau nhiều lần không bán được trong khi kẹt tiền đã giảm đến 700-800 triệu đồng/nền. Thậm chí, giao cho môi giới bán được giá nào thì bán. Mức giảm này chủ yếu ở phân khúc đất nền và nhà riêng lẻ.
“Có nhà đầu tư quen đã để môi giới tự quyết giá và ráp khách hàng, khi nào bán được thì alo nhận cọc, công chứng. Họ thường có nhiều bất động sản, bán này để gồng cái kia”, một môi giới cho biết.
Tuy nhiên, dù giảm giá mạnh nhiều bất động sản vẫn khó ra hàng. Có một số trường hợp chỉ cần bán được là mừng, mặc dù giảm rất nhiều so với giá mua vào. Tình trạng khó khăn này đang diễn ra ở nhiều nhà đầu tư ôm bất động sản và sử dụng đòn bẩy tài chính, hoặc từ các nhà đầu tư có công việc duy nhất là đầu tư bất động sản. Thị trường đất nền yếu thanh khoản khiến các nhà đầu tư chật vật trong cuộc sống và khó khăn việc ra hàng.
Đối với những nhà đầu tư có dòng tiền sẵn đang âm thầm gom bất động sản. Tuy nhiên, các nhà đầu tư này chủ yếu săn bất động khu vực trong Tp.HCM, hạn chế đi xa. Do đó, các sản phẩm ngộp giá ở thị trường tỉnh ra hàng thời điểm này rất khó có giao dịch. Sự biến động của thị trường khiến nhiều nhà đầu tư an toàn hơn trong dòng tiền. Họ chủ yếu lựa các bất động sản ở các khu vực tiềm năng cao.
Nhịp sống thị trường