Chuyện những đứa con miền Trung đi học xa quê ngày bão: Thương lắm, đau lắm mà chẳng thể về nhà!
Mấy ngày trời mưa bão, xung quanh bốn bề là nước, thức ăn cũng thiếu trầm trọng. Đọc tin tức mà lòng nghẹn lại. Gia đình ơi, mọi người ổn chứ?
- 14-10-202054% nữ doanh nhân mắc trầm cảm, 41% mắc "Burnout": Nguyên nhân thực sự và giải pháp hữu ích nào sẽ giúp họ?
- 14-10-2020Ai cũng tuân theo công thức "sống - tiết kiệm - cho đi", thử làm ngược lại bạn sẽ nhận được kết quả không ngờ: Người tham lam luôn sinh sống trong thiếu thốn, mở rộng lòng mình đời sẽ thay đổi
- 14-10-2020Tình người mùa mưa lũ: Người con xứ Nghệ tự bỏ tiền mua 5.000 thùng mì, lái xe ròng rã 5 ngày qua 3 tỉnh miền Trung để hỗ trợ đồng bào vùng thiên tai
Những ngày vừa qua, tại các tỉnh miền Trung, mưa lớn đang xảy ra trên diện rộng, mực nước tiếp tục dâng lên lại. Nhiều khu vực ở Quảng Bình hay một số tỉnh lân cận vẫn bị nước cô lập, chưa thể đi lại. Cuộc sống của người dân vùng lũ gặp vô vàn khó khăn. Thậm chí, tại một số địa phương, nguồn thức ăn còn đang trở nên thiếu trầm trọng.
Bên cạnh những gia đình đang trực tiếp chịu ảnh hưởng của bão, những sinh viên đi học xa nhà có lẽ là những người đang lo lắng nhất. Đọc những tin nhắn gửi lên từ gia đình, nghe được những thiệt hại do bão gây ra mà lòng như nghẹn lại nhưng bất lực là cảm giác mà có lẽ những sinh viên xa quê ngày bão đang phải trải qua.
Tại đây, hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của một người con miền Trung để thêm thấu hiểu những lo lắng, trăn trở mà các bạn đang phải đối mặt khi xa nhà vào những ngày bão về, lũ lại lên cao.
“Đừng lo nghe! Mẹ với hai em vẫn an toàn, chỉ sợ vài hôm nữa không còn gì ăn thôi!”
Có gia đình đang sinh sống tại huyện Hải Lăng, một trong những vùng tâm bão, có lẽ Tuyết Nhi, sinh viên năm hai Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn - ĐHQG TP.HCM là người thấu hiểu nhất sự bồn chồn, lo lắng khi chính mẹ và hai người em trai đang gồng mình vượt qua.
Nhi chia sẻ: “Mình nóng ruột vô cùng. Chỗ mình ở là nơi bị thiệt hại vô cùng nặng nề, đã có người chết, rất nhiều nhà bị lụt ngói. Nhà mình có mẹ với hai đứa em trai. Ba mình mất sớm, gia đình thiếu vắng bóng người đàn ông trụ cột nên mình luôn sợ, lỡ có mệnh hệ gì thì có lẽ mình sẽ hối hận cả đời mất. Điện thì bị cắt tận 5 ngày, mình chẳng thể liên lạc được gì với mẹ, mình sốt ruột vô cùng. Nước lên rồi xuống, rồi lại cơn lũ khác, nước dâng cao hơn sau những ngày đó, khoảnh khắc mẹ gọi điện nói: ‘Nhi ơi đừng lo nghe, mẹ với 2 em vẫn an toàn, chỉ sợ vài hôm nay không còn gì ăn’. Lúc đó, mình muốn khóc vô cùng, muốn được ôm mẹ, chia sẻ nỗi đau và gồng gánh cùng mẹ, nhưng thực sự bất lực mà chẳng thể làm gì.
Dòng tin nhắn của mẹ làm Nhi vừa mừng vừa lo khi đã liên lạc được nhưng lụt lại về tiếp
5 ngày mất điện, mẹ đi hơn 2km để sạc nhờ điện thoại, liên lạc được về nhà mình mừng lắm, mẹ nói là phải làm thịt từng con gà nuôi trong nhà để ăn vì chẳng đi chợ được, chiều nay mưa có tạnh, nhưng nước vẫn cao chưa ra ngoài được. Mẹ gọi điện được, mình run tay lắm. Qua điện thoại, thằng em nhỏ của mình đòi chị Nhi gửi quà sinh nhật mà sao đợi hoài chưa thấy gửi, nó chờ. Mẹ thì cứ dặn con mua ít thôi kẻo lại tốn tiền. Nghe những lời của mẹ và hai em như vậy, thực sự mình nhẹ lòng đi phần nào, đúng là chỉ trong những hoàn cảnh như thế này, mình mới biết được giá trị đích thực của hai từ ‘gia đình’.”
“Mưa to gió lớn đường rất dễ trơn trượt, ngoại bị bệnh tim với huyết áp không biết phải nhờ ai nếu lỡ có chuyện. Đi học ngày nào cũng rầu, cũng lo mà chẳng về được”
Đồng cảm cùng Tuyết Nhi là Thu Hiền, sinh viên năm ba, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Là một trong những sinh viên xa nhà, đang lo lắng rất nhiều vì tình cảnh ở quê. Hiền từ nhỏ đã không sống cùng ba mẹ mà lớn lên với bà ngoại, những ngày bão về làm Hiền đứng ngồi không yên khi ở Sài Gòn.
Thu Hiền nghẹn lòng chia sẻ: “Nhà mình ngập, nước dâng cao hơn cả đầu rồi, mấy con gà con vịt bà nuôi đem bán cũng bị lũ cuốn trôi hết. Bà ở một mình, hồi chưa đi lên đây học mình ở với bà, nay ngoại đã sắp bước qua tuổi 80 rồi, lại thêm phần lo lắng hơn nữa. Mình gọi về cho bà, lúc gọi được lúc thì không, ngoại kêu gió mưa dữ lắm, ngoại nghe cũng không rõ, chỉ hỏi được vài câu. Mưa to gió lớn trơn trượt lắm, ngoại bị bệnh tim với huyết áp không biết phải nhờ ai nếu lỡ có chuyện. Đi học ngày nào cũng rầu, cũng lo mà chẳng về được. Mình thật sự rất lo lắng, mong rằng bão nhanh qua để cuộc sống mọi người trở lại bình thường.”
“Bốn bể là nước, đi học xa nhà mà thấy cảnh quê mình bão lũ, ứa nước mắt trong bất lực, lo lắng vì ở nhà chỉ có ba mẹ, thương quê vô cùng!”
Có gia đình nằm ở thôn Xuân Quy, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Nguyễn Loan, sinh viên năm ba tại TP.HCM đã có những ngày đứng ngồi không yên vì nỗi lo lắng ở nhà: “Bốn bể là nước, đi học xa nhà mà thấy cảnh quê mình bão lũ, mình thực sự ứa nước mắt trong bất lực, mình lo lắng lắm vì ở nhà chỉ có vỏn vẹn ba mẹ, cũng may là không bị mất liên lạc, thực sự là thương quê vô cùng.
Từ nhỏ đã chứng kiến những lúc lũ lụt như vậy nên mình cũng biết những khó khăn mà người dân phải chịu, thực sự rất muốn làm gì đó cho quê hương nhưng bản thân lại không có khả năng, điều kiện không cho phép nên cũng chẳng về được. Nhà mình ở sát sông nên cứ mưa to là ngập, di chuyển đi lại bằng thuyền bất tiện vô cùng, lũ lụt thì bị cô lập nên vấn đề nước sạch và thức ăn khá là khó khăn. Đi học ở đây, ăn những bữa cơm đầy đủ mà mình nhớ đến gia đình mình vô cùng!”.
May mắn hơn Tuyết Nhi và Thu Hiền, Nguyên Đằng - sinh viên năm ba tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.HCM chia sẻ: “Mình ở đây nên cũng chẳng thể nắm rõ được tình hình cụ thể, nhưng nghe ba mẹ nói nước lũ đã vượt quá đỉnh lũ lịch sử năm 1998 rồi, mình ngày nào cũng xem tin tức ở quê đang như thế nào, khắp nơi ở quê mình như chìm trong biển nước, mình có liên lạc về nhà, bố mẹ bảo ở ngoài quê đa số các vùng bị mất điện nhiều ngày liền, có nơi bị cô lập đã hơn 5 ngày không thể đi đâu.
May mắn hơn là nhà mình vẫn chưa bị cô lập, tuy nhiên việc liên lạc về nhà cũng có đôi chút khó khăn, nước ngập vào nhà. Mình lo lắng cho người thân ở quê vô cùng, may mắn là nhà mình ở vùng cao nên an toàn hơn so với những vùng khác, nhiều người ở Triệu Phong quê mình đã gần như mất trắng tất cả. Phần lớn thời gian thì bị mất điện nên mình gọi điện thoại là chủ yếu, và may mắn là gia đình mình vẫn an toàn. Hy vọng là bão nhanh qua để mình còn có thể về quê và gặp lại gia đình cũng như người thân của mình.”
Hình ảnh gia đình Nguyên Đằng
Pháp luật và bạn đọc