Chuyện ông chủ và chú chó săn: 'Sếp ơi, xin nghe em một lời giải thích'
Câu chuyện về ông chủ và chú chó săn dưới đây sẽ cho độc giả cái nhìn khách quan hơn về những vấn đề chúng ta gặp trong cuộc sống cũng như công việc.
- 01-07-2016Lười biếng – Phong cách quản trị "lùi 1 bước để quan sát" mà bất kỳ lãnh đạo nào cũng nên học theo
- 29-06-2016Tin buồn cho các sinh viên và nhân viên kế toán: trí tuệ nhân tạo đã có thể làm thay bạn tất cả
- 14-06-2016Chớ vội sa thải nhân viên lười, họ cực kỳ hữu ích cho công ty của bạn!
- 21-02-2016Đây là lý do mà nhân viên lười nhác cũng được "thưởng theo năng lực"
Một người đàn ông ra ngoài săn bắn, để con chó ở nhà trông chừng đứa bé. Khi ông trở về, nhìn thấy khắp sàn nhà toàn là máu, nhưng lại không thấy đứa bé đâu cả. Còn con chó thì vừa liếm máu tươi ở khóe miệng, vừa vẫy vẫy cái đuôi vui vẻ nhìn ông.
Người đàn ông nổi giận, liền rút súng bắn vào đầu con chó. Sau tiếng nổ của súng. Con chó chỉ kịp rú thảm lên một tiếng, làm cho đứa trẻ đang ngủ say trên mình nó tỉnh dậy và bật khóc thét lên vì sợ. Cúi xuống bế đứa bé lên ông ta mới kịp phát hiện ra một con chó sói bị thương nặng đang nằm bên cạnh góc tường… Khẩu súng rơi khỏi tay và toàn thân ông ta như bị nhũn ra rồi từ từ khuỵ xuống.
Trong cuộc sống hay công việc cũng giống như vậy. Rất nhiều tình huống thậm chí là mắt thấy, tai nghe nhưng thực tế chưa chắc nó đã xảy ra như vậy. Từ đó dẫn đến những ứng xử sai lầm.
Môi trường công sở tồn tại không ít những vị sếp độc đoán, chuyên quyền và luôn chỉ khăng khăng những gì mình suy đoán là đúng. Những lãnh đạo kiểu này trong mọi tình huống đều không cho nhân viên cơ hội được trình bày, và cũng không nhẫn nại lắng nghe những lời giải thích của họ.
Hậu quả là họ đưa ra những ứng xử sai lầm, thậm chí nghiêm trọng hơn là sa thải những nhân viên có tài năng và thực lực một cách vô lý.
Thực tế việc không cho và nghe người khác giải thích không phải là thể hiện sự mạnh mẽ, hoặc cá tính mà nó chính là sự gia trưởng độc đoán và bất công, không có trách nhiệm với chính mình và những người khác.
Chỉ khi sếp tỏ ra tôn trọng nhân viên thì nhân viên cũng sẽ tôn trọng sếp bằng cách lắng nghe và cho nhau cơ hội giãi bày.
Trong cuộc sống cũng như vậy, sự thông hiểu lẫn nhau vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với những người mà bạn yêu quý nhất.
Liệu bạn có đang là một “ông chủ” như câu chuyện kể trên cả trong công việc lẫn cuộc sống hay không?
Trí thức trẻ/CafeBiz