Chuyện ông giám đốc cùng anh nhân viên đi mua nhà: Còn chần chừ không dám mạo hiểm chẳng khác gì dâng cơ hội làm giàu cho người khác
Cho dù cùng thực hiện 1 hành động thì chính tư duy khác biệt sẽ đem đến kết quả khác nhau.
- 25-01-2023Nhà hàng đạt sao Michelin kỳ lạ nhất thế giới: 'Ăn một bát cháo lội 3 quãng đồng' - đắt nhưng đáng
- 25-01-2023Chỉ 8% số người có thể hoàn thành mục tiêu năm mới: Áp dụng tốt 5 chiêu này, năm 2023 mọi việc hanh thông, đại cát đại lợi
- 25-01-2023Mẹ đơn thân một tay làm nên cơ ngơi khủng, hằng năm cứ đến mùng 2 Tết là cùng con trai "xách ba lô lên và đi"
- 25-01-2023Sở hữu cổ phiếu của hơn 900 công ty, kỳ thủ tài chính Nhật Bản 70 tuổi có cuộc sống 'ăn sung mặc sướng' không tốn một xu nhờ một phương pháp tính toán không ai ngờ tới
- 24-01-2023Cuộc sống viên mãn của 'nữ hoàng quảng cáo' tuổi Mão: Dinh thự như cung điện, xế hộp 'thích thì nhích' vài tỷ một chiếc
Rất nhiều người cho rằng sự giàu có không tự sinh ra mà đến từ những gì sẵn có và tầng lớp người giàu được thừa hưởng một lượng tài sản lớn từ gia đình. Suy nghĩ này không hoàn toàn sai trong mọi trường hợp nhưng sẽ trở thành vật cản to lớn nhất chặn đường thành công của tất cả mọi người.
Chìa khóa quan trọng ở đây là người giàu biết cách kiếm tiền, biết cách đầu tư. Nói về điều này, có một câu chuyện rằng: "Nếu tôi đưa 10 đồng đầu tư cho 2 người, một người giàu và một người nghèo, bạn sẽ thấy cách họ xử lý tiền khác nhau ra sao. Người nghèo lấy tiền ấy đi mua đồ ăn, mua đồ dùng họ đang thiếu. Những đồng tiền đó chỉ mất đi chứ không hề sinh lời thêm. Còn người giàu họ sẽ dùng 10 đồng ấy đầu tư để có số tiền lớn hơn".
Câu chuyện một anh nhân viên và một ông giám đốc cùng đi mua nhà sau đây sẽ lý giải tầm quan trọng của tư duy trong công cuộc làm giàu. Nhà vốn là nhu cầu thiết yếu của bất cứ ai, cho dù giàu hay nghèo đến mấy thì chúng ta đều cần có một mái nhà để nghỉ ngơi. Nhưng cách tư duy khi mua nhà của mỗi người lại hoàn toàn khác biệt:
Sự khác biệt thứ nhất
Anh nhân viên: Chỉ cần có một ngôi nhà với giá cả vừa phải, phù hợp cho cuộc sống là quá tốt rồi, cần gì quan tâm tới tình hình giao thông xung quanh, các trạm xe bến đỗ, bệnh viện và cơ sở trường học nữa. Nhà xa thì đi bộ tới cũng được, càng tốt cho sức khỏe.
Ông giám đốc: Cho dù mình đã có một căn hộ ở gần đây nhưng vì nơi này có đầy đủ tiện nghi, các công trình hạ tầng xung quanh phát triển đầy đủ thì cho dù sau này không ở đến vẫn có thể bán lại cho người khác với giá cao, không lo thiếu nhu cầu.
Sự khác biệt thứ hai
Anh nhân viên: Nếu trả trước 70% số tiền và trả góp 30% chỗ còn lại, tính ra, mỗi tháng mình phải dành dụm được từ 7-10 triệu đồng. Chưa kể, thời gian trả nợ càng dài, lãi suất ngày càng cao hơn, số tiền thực tế mình phải trả cho người ta lại càng lớn. Thế nên tốt nhất là trả trước càng nhiều càng tốt để làm giảm áp lực cho chi tiêu mỗi tháng sau này.
Ông giám đốc: Trong khi thế chấp là cách vay được nhiều tiền nhanh nhất thì lãi suất trả góp mua nhà lại là lãi suất nhỏ nhất trong các khoản vay. Chính vì thế, nợ tiền nhà được bao nhiêu thì cứ nợ. Số tài chính dư dả mình có thể dùng để đầu tư vào danh mục khác. Cho dù sau này lãi suất tăng lên thì thu nhập của mình cũng đã tăng nhiều hơn thế, không sợ áp lực trả nợ mỗi tháng quá lớn.
Sự khác biệt thứ ba
Anh nhân viên: Cùng một căn hộ với tiện nghi diện tích không chênh lệch là mấy, một khu người ta bán 1,5 tỷ và một khu bán với giá 2 tỷ đồng. Mặc dù khu nhà 2 tỷ đồng phát triển hơn một chút, hoàn cảnh cũng an ninh hơn một chút nhưng đắt hơn 500 triệu là quá nhiều rồi. Các chi phí phụ phát sinh trong khu này chắc chắn cũng đắt hơn nên mình sẽ chọn khu nhà 1,5 tỷ đồng thôi.
Ông giám đốc: Mặc dù chi phí và giá thành thấp hơn nhưng khu nhà 1,5 tỷ đồng vừa không đảm bảo an ninh, an toàn, các hạng mục bảo hiểm, tình hình kinh tế xung quanh cũng đều kém hơn so với khu nhà 2 tỷ. Với tình hình vật giá ngày càng leo thang, con người cũng ngày càng muốn hưởng thụ những thứ tốt đẹp hơn thì lựa chọn ngôi nhà 2 tỷ đồng mới là hợp lý nhất. Bây giờ giá cả chỉ chênh lệch 500 triệu đồng, nhưng sau một vài năm nữa, nhất định nó sẽ còn tăng lên nhiều hơn.
Sự khác biệt thứ tư
Anh nhân viên: Cùng một khu nhà, điều kiện xung quanh như nhau, diện tích và bố cục như nhau nhưng căn hộ có phương hướng không tốt nên có giá rẻ hơn, đương nhiên phải tranh thủ mua luôn.
Ông giám đốc: Đây là nơi mình sống mỗi ngày, nơi để hưởng thụ và nghỉ ngơi sau thời gian làm việc mệt mỏi thì chẳng tội gì không chọn căn hộ có hướng tốt, vừa tràn ngập ánh nắng, đông ấm hạ lạnh, sinh hoạt cũng vô cùng thuận tiện. Bỏ ra nhiều thêm một chút nhưng được thoải mái lâu dài vẫn có lợi hơn.
Sự khác biệt thứ năm
Anh nhân viên: Tháng trước chủ nhà vừa báo giá nơi này chỉ 1,5 tỷ đồng mà giờ đã đòi tăng giá lên 1,7 tỷ đồng, thật đúng là tham lam, mình thà đi nơi khác chọn nhà còn hơn.
Ông giám đốc: Chỉ trong một tháng mà ngôi nhà đã tăng giá lên 0,2 tỷ đồng, chứng tỏ nhu cầu về thị trường nhà đất xung quanh nơi này vẫn đang tăng cao. Rất có thể sau 1 năm nữa giá trị của ngôi nhà đã tăng thêm một nửa, dù bây giờ mình mua đắt hơn một chút thì vẫn có lợi về sau.
Có thể thấy rằng, người giàu thường suy nghĩ lớn, đặt ra các mục tiêu lớn và dám mạo hiểm đầu tư để có thể kiếm tiền lớn.
Với người bình thường, họ chỉ dừng lại ở những mục tiêu nhỏ, bó hẹp và luôn mang tâm lý sợ hãi thất bại, sợ hãi mất đi số vốn ít ỏi họ có khi bắt đầu làm một việc gì đó. Nhưng hầu hết những người thành công là những người đã từng thất bại, và quan trọng nhất là họ dám chấp nhận những thất bại đó và tiếp tục xây dựng ước mơ của chính mình. Chính điểm này đã tạo nên sự khác biệt lớn trong tư duy và tầm nhìn, giúp người giàu ngày một giàu hơn.
Theo Sohu
Thể thao & Văn hóa