Chuyến tàu phục vụ người bán rau
Thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc đang triển khai một chuyến tàu rất đặc biệt với hành khách đi tàu chủ yếu là những người nông dân.
- 24-09-2023“Xung đột rượu vang” giữa Trung Quốc và Australia có diễn biến mới: Bắc Kinh ra điều kiện thỏa hiệp, Canberra quyết khiếu nại tới cùng dù có 2,8 tỷ chai đang tồn kho
- 24-09-2023Trung Quốc phát minh thành công một loại ‘vật liệu’ đặc biệt nhờ 'bí thuật' biến đổi gene, hiệu quả gấp 6 lần thông thường, dự kiến đem lại đột phá cho hàng loạt lĩnh vực từ y tế đến hàng không vũ trụ
- 24-09-2023Điều ít biết về tàu cao tốc phục vụ các sự kiện thể thao lớn của Trung Quốc
Tại Trung Quốc, khoảng gần một nửa dân số sống và làm việc tại những khu vực nông thôn. Họ trồng trọt, chăn nuôi và bán sản phẩm không chỉ ở làng quê nơi họ sống, mà còn tiếp cận với khách hàng ở thành phố. Để hỗ trợ cho những người nông dân này, thành phố Trùng Khánh đã triển khai một chuyến tàu rất đặc biệt, mà hành khách đi tàu chủ yếu là những người nông dân trồng và bán rau củ quả.
6 giờ sáng bắt đầu tấp nập những hành khách đầu tiên xuất hiện ở ga tàu Shichuan, Trùng Khánh. Đặc biệt, hành trang họ mang theo chính là các giỏ và xe đẩy chất đầy rau củ quả. Họ xếp hàng trật tự và được các nhân viên tàu điện hướng dẫn tận tình để có thể lên tàu. Đây là những người nông dân trồng rau và chuyến tàu điện ngầm này là phương tiện cực kỳ hiện đại nhanh chóng giúp họ vào các quận nội thành để bán rau.
Nông dân trồng rau tại Trung Quốc cho biết: "Tất cả chúng tôi đều bán rau để kiếm sống. Chúng tôi thường dậy sớm, chuẩn bị rau và rời nhà lúc 5h sáng. Chúng tôi sẽ có mặt để bắt chuyến tàu điện ngầm đầu tiên vào khoảng 6h sáng. Thật tốt đối vì bây giờ tàu điện ngầm đã mở cửa".
Chuyến tàu thuộc giai đoạn thứ hai của tuyến đường sắt Trùng Khánh số 4, khai trương vào tháng 6 năm ngoái. Khi nhà ga Shichuan đi vào hoạt động, số lượng nông dân trồng rau đi tàu điện ngầm đã dần tăng lên. Trước kia, họ chỉ có thể đi xe bus để bán rau ở khu vực thành thị. Nhưng đi kiểu này mất thời gian hơn và không gian thì chật hơn, không đủ chỗ để rau.
"Ngày càng có nhiều nông dân trồng rau và những hành khách bán rau này đã lớn tuổi. Để họ có một chuyến đi an toàn và nhanh chóng. Trạm bố trí nhân viên hỗ trợ mọi nơi", chị Huang Lu Lu - Trưởng ga tàu Shichuan cho hay.
Chiến lược hồi phục kinh tế nông thôn được Bắc Kinh rất chú trọng. Nhiều địa phương ở Trung Quốc đã đầu tư mạnh hạ tầng giao thông, chuyển giao kỹ thuật sản xuất hiện đại.
Bên cạnh đó, việc tăng kết nối đi lại giữa thành thị và làng quê hay các vùng ven đô cũng là một nỗ lực để khai thác tiềm lực kinh tế của các vùng làng quê tại Trung Quốc. Theo thống kê năm 2021, nền kinh tế khu vực nông thôn và nông nghiệp tại quốc gia này có thể đạt tới 1,1 nghìn tỷ Nhân dân tệ.
Báo Điện tử VTV News