[Chuyện thất bại] Elon Musk: 2 lần bị công ty do chính mình thành lập sa thải
Ít ai có thể ngờ rằng tỷ phú Elon Musk từng bị phế chức CEO và bị từ chối vào làm tại công ty máy tính hàng đầu nước Mỹ Netscape.
- 30-05-2017"Iron Man" Elon Musk cũng có lúc ga lăng và tình cảm với người đẹp thế này đây!
- 21-05-2017Vợ cũ Elon Musk tiết lộ bí quyết để trở thành tỷ phú, và nó có thể rất khác so với những gì bạn hay được nghe
- 20-05-2017[Infographic] Elon Musk và chặng đường vượt qua thất bại
LTS: Trước khi trở thành những người thành công và giàu có, hầu hết các doanh nhân trên thế giới đều nếm trải rất nhiều thất bại. Nhưng họ không bỏ cuộc mà coi những thất bại đó là động lực và bài học để tiến lên phía trước.
Bắt đầu từ Chủ nhật ngày 9/4, NDH xin giới thiệu với độc giả series bài viết "Chuyện thất bại" kể về những khó khăn mà các doanh nhân nổi tiếng từng phải đương đầu, từ đó truyền cảm hứng giúp bạn vượt qua những trở ngại trong sự nghiệp và cuộc sống.
Kỳ 10. Elon Musk: 2 lần bị công ty do chính mình thành lập sa thải
Tỷ phú Elon Musk được biết đến như một thiên tài công nghệ với khối tài sản hàng chục tỷ USD. Tuy nhiên, trước khi trở thành tỷ phú, tài sản mà ông có chỉ là khối óc và tầm nhìn thay đổi cả thế giới.
Elon Musk luôn tìm mọi cách để biến giấc mơ thành hiện thực. Ông liên tục tìm kiếm những ý tưởng mới từ thanh toán điện tử, xe điện, tên lửa cho đến dịch vụ năng lượng và thành lập công ty để thực hiện những ý tưởng đó như Tesla, SpaceX, SolarCity...
Thế nhưng, ít ai biết để đạt được đỉnh cao thành công như vậy, Elon Musk phải trải qua những ngày tháng đắng cay thế nào.
Tỷ phú Elon Musk
Từng bị bắt nạt
Elon Musk sinh ra tại Nam Phi, cha làm kỹ sư, mẹ làm người mẫu. Mọi người thường gọi ông là "mọt sách" bởi ông dành phần lớn thời gian "vùi đầu" trong sách vở và không thích giao du bạn bè bên ngoài. Elon Musk yếu hơn các bạn cùng trang lứa khác nên ông dễ dàng trở thành mục tiêu bắt nạt của các bạn cùng trường. Trong một cuốn sách của mình, Elon từng kể ông đã phải nhập viện vì bị đẩy ngã cầu thang và đánh cho tới ngất.
Bị công ty Netscape từ chối khi đi xin việc
Có lẽ không mấy ai biết rằng Elon Musk từng nộp đơn xin việc tại công ty dịch vụ máy tính của Mỹ Netscape nhưng cuối cùng không nhận được phản hồi từ công ty vì ông không có chút kiến thức nền nào về máy tính. Thậm chí, sau khi tốt nghiệp trường Wharton với tấm bằng kinh tế và vật lý, ông đến tận văn phòng của Netscape để xin việc, nhưng sau đó ông lại quay về vì ông quá nhút nhát để nói chuyện với quản lý công ty.
Một lần ông chia sẻ, “Khi tôi đến Netscape để phỏng vấn, tôi không dám bắt chuyện với bất cứ ai. Tôi là một kẻ nhút nhát nên chỉ đứng đó và nhìn người ta nói chuyện. Cuối cùng, tôi đã bị Netspace từ chối”.
Nói thêm về Netscape tại thời điểm Elon Musk nộp đơn xin việc, đây là công ty công nghệ dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ lúc bấy giờ.
Sau đó, ông quyết định tự thân thực hiện ý tưởng của mình bằng việc lập công ty Zip2, một công ty chuyên về phần mềm dạng Yellow Pages chuyên cung cấp các bản đồ cũng như địa chỉ doanh nghiệp, cũng như các trang báo địện tử.
Từng bị phế chức vụ CEO
Công ty Zip2 được CEO Elon Musk và anh trai của mình thành lập vào năm 1995. Tuy nhiên, ban lãnh đạo của công ty lại muốn phế chức vụ CEO của Elon Musk do họ cho rằng ông không có đủ trách nhiệm cũng như kinh nghiệm điều hành công ty. Sau đó Zip2 được bán cho công ty Compaq.
Bị sa thải khỏi Paypal
Musk thành lập X.com- công ty thống thanh toán điện tử sau này được đổi tên thành Paypal. Năm 2000, Musk được bổ nhiệm làm CEO của công ty. Tuy nhiên, trong một lần mâu thuẫn với ban quản trị của công ty về việc nên sử dụng nền tảng Windows hay Unix, Musk bị sa thải và phải rời vị trí CEO khi đang hưởng tuần trăng mật tại Australia.
Sau đó Elon Musk rút ra kinh nghiệm, “Tôi đã rút ra bài học là không nên rời khỏi văn phòng làm việc khi công ty đang gặp vấn đề, bởi nó sẽ khiến cho những người khác gặp nhiều căng thẳng hơn”.
3 tên lửa đầu tiên bị nổ trước khi bay vào quỹ đạo
Space X từng bị coi là cỗ máy đốt tiền khi ngốn tới hàng trăm triệu USD cho những lần thử nghiệm tên lửa mới. Trước đó, Musk đầu tư 100 triệu USD để phát minh 3 tên lửa đầu tiên. Tuy nhiên cả 3 đều phát nổ trước khi được phóng vào quỹ đạo. May mắn là đến tên lửa thứ 4 thì thành công và SpaceX ký hợp đồng 1,6 tỷ USD với NASA.
Người đồng hành