Chuyện về cha đẻ Uniqlo: Tay trắng biến tiệm may nhỏ thành đế chế thời trang lừng lẫy thế giới và cách tiêu tiền khiến nhiều người kinh ngạc
Không chỉ xây dựng một đế chế thời trang thành công mà cha đẻ Uniqlo còn là tỷ phú giàu nhất Nhật Bản. Ngoài ra, ông còn có một cuộc sống hưởng thụ khiến nhiều người ngưỡng mộ.
- 01-06-2020Câu chuyện buồn về 'cơn sốt' chó ngao Tây Tạng: Từ thần khuyển chục tỷ đồng đến bầy chó hoang hàng vạn con bị ruồng bỏ
- 30-05-2020Câu chuyện về 2 mẩu giấy ghi Thuyết Hạnh Phúc trị giá 41 tỷ đồng mà Einstein tặng người đưa thư ở Nhật
- 29-05-2020Bức ảnh "Ông già và biển cả" phiên bản Việt lọt top 1 ảnh về câu chuyện đại dương do National Geographic bình chọn và chia sẻ đầu tiên của chính tác giả
- 24-05-2020Trịnh Khánh Hạ: Cô gái Việt 25 tuổi mang cánh tay giả sang Hà Lan dự thi startup quốc tế và câu chuyện đằng sau về một vị thần khuyết tật
Tạo ra thương hiệu có 1-0-2
Theo Forbes, ông Tadashi Yanai (71 tuổi), nhà sáng lập và CEO của Fast Retailing - tập đoàn sở hữu hãng thời trang Uniqlo hiện là người giàu nhất Nhật Bản với khối tài sản 28,7 tỷ USD (tính đến ngày 15/6/2020). Tỷ phú Yanai và gia đình sở hữu 44% cổ phần của Fast Retailing. Đây là công ty may mặc lớn thứ 3 trên thế giới còn ông Yanai đứng thứ 41 trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2020.
Ông Tadashi Yanai sinh năm 1949 trong một gia đình làm nghề may ở Hiroshima, Nhật Bản. Tuổi thơ ông gắn liền với tiệm may nhỏ của gia đình, xung quanh là vải vóc, kim chỉ và cảm hứng cắt may từ người cha. Tỷ phú Yanai theo học trường trung học Ube và sau đó là Đại học Waseda. Ông tốt nghiệp đại học vào năm 1971 với tấm bằng Cử nhân Kinh tế và Chính trị.
Sau khi tốt nghiệp đại học, ông bắt đầu sự nghiệp bằng công việc bán quần áo và dụng cụ nhà bếp tại siêu thị Jusco. Một năm sau đó, ông Yanai nghỉ việc và thừa kế công việc kinh doanh của cha. Lúc này, ông đã bị sốc khi nhận ra hiệu suất làm việc cũng như thái độ của nhân viên kém rất xa so với Jusco. Từ đó ông quyết tâm nối nghiệp cha và thay đổi cửa hàng này.
Đó cũng chính là điểm khởi đầu của Fast Retailing.
Năm 1984, ông lập ra công ty bán lẻ Uniqlo, viết tắt từ Unique Clothing Warehouse tại Hiroshima, Nhật Bản. Tuy nhiên, chiến lược sai lầm của Yanai khi mở 3 cửa hàng ở ngoại ô Tokyo đã khiến người tiêu dùng cho rằng Uniqlo là thương hiệu nhà quê.
Sau khi khai trương, ba cửa hàng này buộc phải ngừng hoạt động và màn chào sân của thương hiệu này bị đánh giá là thất bại. Tuy nhiên thay vì bỏ cuộc, ông Yanai vẫn quyết tâm làm lại từ đầu và gặt hái được thành công ngoài mong đợi.
Ông Tadashi Yanai đã xây dựng đế chế riêng từ cửa hàng nhỏ của gia đình.
Một trong những cửa hiệu thời trang Uniqlo đầu tiên ở Nhật Bản.
Hơn 30 năm sau khi kế thừa cửa hàng nhỏ của cha mình, Yanai đã xây dựng được đế chế riêng và ông đã trở thành một trong những giám đốc bán lẻ nổi tiếng nhất thế giới, còn Uniqlo nhanh chóng trở thành thương hiệu tuyệt đỉnh trong lĩnh vực may mặc, thời trang của Nhật Bản nhờ những dòng sản phẩm được thiết kế đơn giản với mức giá bình dân hướng đến tầng lớp trung lưu.
Không ngừng ở đó, Uniqlo tiếp tục chinh phục thị trường quốc tế với sản phẩm tiêu biểu là áo khoác lông siêu nhẹ Uniqlo Ultra Light với mức giá cạnh tranh, thu hút được sự chú ý của nhiều đối tượng khách hàng.
Theo ông Yanai, thương hiệu Uniqlo hướng đến tất cả các đối tượng trong xã hội từ tỷ phú đến tầng lớp bình dân. "Chúng tôi phục vụ cho tất cả mọi người. Nếu chúng tôi không phục vụ mọi đối tượng thì chúng tôi không thể thành công", tỷ phú Yanai nói.
Sản phẩm của Uniqlo phổ biến tới mức, cứ 4 người Nhật thì có ít nhất một người sử dụng. Hiện tại, thương hiệu này đã có 2.200 cửa hàng tại hơn 20 quốc gia trên toàn thế giới. Trong những năm gần đây, doanh thu của Uniqlo đã vượt mặt nhiều công ty may có tên tuổi khác của Mỹ như GAP, Calvin Klein và Tommy Hilfiger.
Fast Retailing được xem là hãng thời trang lớn thứ 3 thế giới, chỉ đứng sau Inditex (công ty mẹ của Zara) và H&M. Doanh thu năm 2017 của tập đoàn này 16,9 tỷ USD và đạt gần 20 tỷ USD trong năm 2019. Bên cạnh việc quản lý hơn 2.200 cửa hàng của Uniqlo, Fast Retailing cũng quản lý nhiều thương hiệu khác gồm GU, Theory, Helmut Lang, PLST (Plus T), Comptoir des Cotonniers, Princesse tam.tam và J Brand.
Ông Tadashi Yanai đã xây dựng đế chế thời trang thành công cho riêng mình.
Uniqlo đã trở thành một trong những thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới.
Vị tỷ phú này từng tuyên bố sẽ cố gắng đưa Fast Retailing trở thành tập đoàn thời trang lớn nhất thế giới vào năm 2020 với doanh thu mỗi năm khoảng 25 tỷ USD.
Cuộc sống kín tiếng
Là người giàu nhất xứ sở mặt trời mọc nhưng ông Tadashi Yanai và các thành viên trong gia đình có lối sống kín đáo, không phô trương. Vợ của ông là bà Teruyo Nagaoka. Cặp đôi có hai người con trai tên Kazumi Yanai (46 tuổi) và Koji Yanai (43 tuổi). Dù là phu nhân của tỷ phú giàu nhất Nhật Bản nhưng bà Teruyo Nagaoka lại rất kín tiếng. Thông qua những bức ảnh hiếm hoi được chia sẻ trên truyền thông có thể thấy bà Teruyo Nagaoka rất giản dị nhưng được đánh giá là có đóng góp vai trò không hề nhỏ trong sự thành công của chồng mình.
Năm 2017, tỷ phú Yanai từng chia sẻ với Nikkei Asian Review rằng ông sẽ nghỉ hưu và thôi giữ chức Giám đốc điều hành của Fast Retailing khi bước sang tuổi 70. Tuy nhiên, cho đến nay, khi ở tuổi 71, vẫn chưa có thông báo chính thức nào về việc ông sẽ rời khỏi vai trò điều hành tập đoàn và người thay thế ông là ai.
Hình ảnh hiếm hoi về bà Teruyo Nagaoka.
Kazumi Yanai, con trai cả của tỷ phú giàu nhất Nhật Bản.
Là tỷ phú giàu nhất Nhật Bản nên ông Yanai cũng thể hiện cách tiêu tiền đẳng cấp của mình khiến nhiều người kinh ngạc và ngưỡng mộ. Hiện gia đình ông sống tại căn biệt thự trị giá 50 triệu USD ở ngoại ô thành phố Tokyo.
Căn biệt thự này nằm trong một khu rừng của thành phố Tokyo được ông Yanai mua trong cuộc đấu giá vào năm 2001. Hình ảnh về nơi sống của vị tỷ phú cũng được giữ kín. Ngoài ra gia đình ông Yanai cũng sở hữu một ngôi nhà trị giá khoảng 74 triệu USD tại khu phố Shibuya của Tokyo.
Theo Japan Times, Shibuya là khu phố đắt đỏ bậc nhất Nhật Bản, nơi ở của nhiều quan chức chính phủ và các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu. Ngoài ra, tỷ phú Yanai còn được biết đến là tay golf chuyên nghiệp. Mỗi mùa hè tỷ phú Yanai đều dành ra ba tuần để chơi golf ở Hawaii, nơi ông sở hữu hai sân golf trị giá 74,1 triệu USD. Ông đã mua sân golf Plantation ở Hawaii với giá 50 triệu USD vào năm 2009 và chỉ một năm sau ông mua thêm một sân golf bên cạnh là Kapalua Bay với giá 24,1 triệu USD.
Không chỉ biết cách tiêu tiền vào những chỗ phù hợp, xứng đáng mà tỷ phú Yanai cũng tích cực làm từ thiện. Vào tháng 3/2011, ông Yanai đã quyên góp hơn 200 tỷ đồng cho các nạn nhân của trận động đất ở Sendai. Làm việc chăm chỉ và kiên trì nhẫn nại đó là những phẩm chất dễ nhận thấy của tỷ phú Yanai.
Biệt thự sang trọng ở khu rừng ngoại ô Tokyo của gia đình tỷ phú.
Ngôi nhà thứ 2 của tỷ phú Nhật tại khu phố Shibuya, Tokyo nhìn từ trên cao.
Một trong những sân golf thuộc quyền sở hữu của ông Yanai.
Ông cũng nổi tiếng là một doanh nhân có những câu nói truyền cảm hứng, đặc biệt là về sự thất bại và thành công. Tỷ phú Yanai cho hay ông đã gặp nhiều thất bại trên con đường lập nghiệp nhưng không vì thế mà ông bỏ cuộc.
"Tôi sẽ không thể có được thành công như ngày hôm nay nếu không thất bại nhiều lần. Nhiều người coi thất bại là một thứ gì đó rất tồi tệ. Bạn hãy lạc quan và tin rằng mình sẽ tìm thấy thành công trong lần tiếp theo", tỷ phú giàu nhất Nhật Bản cho biết.
"Không được sợ thất bại. Trong chính những thất bại đó sẽ có những hạt mầm để thành công. Cái làm con người hối hận nhất trong cuộc đời là không chấp nhận thử thách", một câu nói nổi tiếng khác của ông Yanai về sự thành công và thất bại.
Nguồn: Businessinsider, Forbes, Japan Times
Nhịp sống Việt