MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyện về gia đình phía sau phiên đấu giá cá ngừ triệu USD nổi tiếng nhất nước Nhật

08-10-2018 - 11:26 AM | Tài chính quốc tế

Ba thế hê gia đình Udagawa luôn tâm niệm: “Đồ ăn ngon mang đến nụ cười cho con người. Chẳng có công việc gì tuyệt vời hơn thế”.

Ngày thứ Bẩy vừa rồi đối với hàng trăm những nhà kinh doanh trong khu chợ cá lớn nhất Tokyo không hề giống với hàng trăm, hàng nghìn các ngày thứ Bẩy khác họ đã trải qua trong cuộc đời của họ.

Phiên đấu giá cá ngừ nổi tiếng vẫn được diễn ra, nhưng khác với mọi khi, lần này, nhiều người đã rơi nước mắt.

Hàng trăm con cá ngừ tươi được bày ra với thông tin đầy đủ về trọng lượng, nguồn gốc xuất xứ. Đúng 6h sáng, tiếng chuông rung lên, buổi bán đấu giá chính thức bắt đầu. Các tiểu thương có quá nhiều cảm xúc bởi sau hàng chục năm kinh doanh tại đây, đây sẽ là lần cuối cùng họ còn cò thể tham gia phiên đấu giá tại khu chợ 83 năm tuổi này.

Giới chức trách có quá nhiều lý do để di dời khu chợ, ví như vệ sinh, hay đơn giản là lý do kinh tế. Người chủ 38 tuổi của một cửa hàng cá tại quận Ota thuộc thủ đô Tokyo, người rất hay đến mua sắm tại chợ Tsukiji, anh Yoshitaka Moria, nói: “Bẩn vẫn hơn. Nơi này vô cùng tuyệt vời. Tôi cũng thừa hiểu các nhà kinh doanh quá bận rộn để có thể dọn dẹp”.

Trong những thời khắc cuối cùng của khu chợ hải sản được tin là lớn nhất thế giới, khắp khu chợ ngập trong nước pha lẫn máu, tàn thuốc lá, xương và ruột cá.

Trong tuần tới, hơn 800 quầy hàng nho nhỏ trong khu chợ cá Tsukiji, nơi bày bán khoảng hơn 480 loại hải sản và hơn 270 loại rau, hoa quả, sẽ được thay thế bằng khu mái vòm có kiến trúc hiện đại hơn và được trang bị điều hòa nhiệt độ. Chính quyền thành phố đã dành đến 5,3 tỷ USD để xây dựng khu vực mới này.

Một nhà buôn cá ngừ 78 tuổi tại khu chợ Tsukiji nói: “Tôi cảm thấy rất buồn, tôi không muốn thay đổi”. Ông đã được đào nghề quản lý đấu giá tại sàn đấu giá ở chợ cá này từ cha mình. Hiện tại ông có khoảng 30 nhân viên dưới quyền.

Ở một góc khác, vị chủ tịch thế hệ thứ ba của công ty phụ trách đấu giá Daiyoshi được sáng lập năm 1940, chỉ 5 năm sau khi chợ Tsukiji chính thức được khánh thành và đi vào hoạt động, ông Hiroshi Udagawa, thốt lên: “Tôi có quá nhiều cảm xúc”.

Ông chia sẻ trong nước mắt: “Tôi muốn nói rằng gia đình chúng tôi đã làm rất tốt”. Cha ông mất cách đây đã khá lâu, khi còn sống cả cha và ông nội của ông đều đã vô cùng tâm huyết với khu chợ cá này.

8h30 phút sáng, tại khu mặt tiền của Daiyoshi, hơn 100 loại hải sản được bày bán. Mỗi khi nói chuyện với khách hàng thường xuyên, ông lại cúi đầu cám ơn, và mỗi người trong số họ đều nhắc ông nhớ lại một kỷ niệm nào đó: “Cảm ơn vì những năm qua, tôi sẽ gặp lại bạn ở Toyosu”.

Suốt 35 năm qua, ông vẫn làm công việc như vậy: mua hàng, vận chuyển hàng rồi bán hàng. Thế nhưng ngày bán hàng lần này thực sự vô cùng đặc biệt và nhiều cảm xúc.

Năm 22 tuổi, ngay khi mới tốt nghiệp đại học, ông Udagawa đã vào làm việc tại công ty đấu giá trong chợ cá Tsukiji. Ông đã phải trải qua rất nhiều công việc, ban đầu ông được giao quản lý các loại cá cao cấp. Daiyoshi có rất nhiều khách hàng khác nhau, từ các đầu bếp sushi cho đến nhà hàng và khách sạn.

Chuyện về gia đình phía sau phiên đấu giá cá ngừ triệu USD nổi tiếng nhất nước Nhật - Ảnh 1.

Các nhà kinh doanh tại chợ Tsukiji trong ngày cuối cùng tại khu chợ lịch sử - Ảnh: New York Times

Nhận xét về khu chợ, ông Udagawa nói: “Nếu nhìn từ bên ngoài, chúng tôi giống như đang cạnh tranh với nhau, thế nhưng thực ra, chúng tôi là một thực thể thống nhất bao gồm 500 quầy hàng”. Ban đầu khi mới vào nghề, cha ông đã không trực tiếp chỉ bảo nhiều cho ông mà để cho ông tự va vấp để học hỏi. Ông vẫn còn nhớ nguyên cảm giác hạnh phúc khi được khách hàng khen rằng ông vận chuyển hàng rất tốt, nhờ vậy ông biết mình đã làm đúng.

Các thành viên trong gia đình của Udagawa vẫn tiếp tục gắn bó với nghề cá. Con trai của ông Udagawa hiện đang học năm thứ 3 đại học. Anh sẽ là người tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình.

Anh đã viết về công việc kinh doanh của chợ cá Tsukiji trong bài luận tốt nghiệp cấp ba của mình như sau: “Từ thực phẩm của chữ Hán bắt nguồn từ từ con người và tốt, như vậy nó đồng nghĩa với việc thực phẩm giúp cho con người ta cảm thấy tuyệt vời hơn”. Và anh cũng học được từ cha mình rằng: “Đồ ăn ngon mang đến nụ cười cho con người. Chẳng có công việc gì tuyệt vời hơn thế”.

Cha của Udagawa qua đời 10 năm trước ở tuổi 77. Cứ mỗi tháng đến ngày mất của cha, ông đều qua thắp hương cho cha và ngày thứ Bẩy vừa rồi cũng không phải ngoại lệ.

Ông Udagawa cho biết lần này khi đến thắp hương cho cha, ông sẽ khấn rằng: “Nhờ có cha, chợ cá Tsukiji đã đóng cửa suôn sẻ. Từ nay trở đi, chúng ta sẽ cùng viết nên chương sử mới tại Toyosu”.

Theo Trung Mến

BizLIVE

Trở lên trên