Chuyện về ngôi làng nổi nhất mạng xã hội Trung Quốc: Khi cả làng chung nghề streamer
Không chỉ biến live stream trở thành một ngành nghề tập thể trong làng, những cư dân nổi bật tại đây thậm chí tự ý dựng biển đổi tên ngay đầu làng để thu hút thêm sự chú ý trên mạng xã hội.
- 06-02-2021Thăm nhà "Táo Y tế" Vân Dung: Tiết lộ thứ không thể thiếu trong căn hộ, kể chuyện nhập trạch nhầm nhà cười 3 ngày không hết
- 06-02-2021Cả đời "đấu đá" vì danh vọng và tiền tài nhưng tiếc thay, đó không phải đích đến của thành công!
- 06-02-2021Làm sao để trở thành người có giá trị khi bản thân không tạo ra giá trị?
Menkou Po, một ngôi làng ở Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây thời gian gần đây đã trở thành "ngôi làng nổi tiếng nhất trên mạng xã hội" ở Trung Quốc. Và điều khiến nó nổi tiếng bởi nơi đây thực sự đã phá vỡ tất cả hiểu biết trước đây của mọi người về các làng truyền thống.
Thông qua những gì được thể hiện trên mạng xã hội, người ta biết tới nơi đây như một ngôi làng với những cư dân thích mặc đồ đỏ, sở hữu những mái tóc kỳ lạ, suốt ngày nhảy nhót livestream, nơi mọi người thường hành động một cách điên cuồng hoặc vô cùng ngu ngốc tới kỳ quặc.
Phần đông dân làng ở đây đều là những người nổi tiếng trên các nền tảng phát sóng trực tuyến, với xu hướng theo đuổi khiếu thẩm mỹ độc nhất vô nhị. Để thu hút sự chú ý và phần thưởng từ người xem, bạn có thể thấy họ bò bằng bốn chân qua ruộng lúa ngập nước, hay nhảy múa ca hát hàng giờ liền, dù giọng ca khá "kén người nghe".
Các video về làng Menkou Po thu hút sự quan tâm đặc biệt trên mạng xã hội.
Tại sao những người ở làng Menkou Po lại trở nên như vậy? Họ đã trải qua những gì?
Ngọn nguồn của câu chuyện bắt đầu từ một chàng trai trong làng, có tên Lê Mộc Quế. Đây cũng là "người nổi tiếng trên Internet" đầu tiên của làng, một nhân vật mang tính... huyền thoại.
Thanh niên 26 tuổi được biết đến nhiều hơn trên mạng Internet bởi biệt danh "Đông Phương bất bại" do chính anh tự đặt cho mình. "Trên đầu đội mũ nồi, mình là Đông phương bất bại" là slogan do Mộc Quế sáng tạo trong một buổi phát sóng trực tiếp, sau đó dần đi theo anh suốt tháng ngày sau đó.
Streamer Lê Mộc Quế của làng Menkou Po.
Sự nghiệp nổi tiếng trên mạng của Lê Mộc Quế nhìn theo một góc độ nào đó, cũng khá "truyền cảm hứng".
Cha Mộc Quế qua đời khi anh mới 14 tuổi, anh và mẹ sống nương tựa vào nhau. Anh cũng bỏ học sớm để đi làm vào năm đầu tiên của trung học cơ sở. Trong hai năm qua, Mộc Quế đã sớm cảm thấy thấy sức nóng của "phát sóng trực tiếp" và bắt đầu sự nghiệp nổi tiếng của riêng mình.
Để trở thành người nổi tiếng trên các nền tảng phát sóng, anh đi theo triết lý kết hợp giữa phong cách ăn mặc kỳ lạ, cùng những phát ngôn và việc làm kỳ quặc. Và dần dần, tên tuổi anh trở nên nổi tiếng trên mạng Internet. Ở thời kỳ đỉnh cao, Mộc Quế có hơn 200.000 người hâm mộ.
Và dựa vào "thành tích" làm streamer này, Lê Mộc Quế thậm chí còn cưới được một cô vợ có... bằng đại học. Trong mắt dân làng Menkou Po, đây chính là dấu hiệu của sự "thành công".
Lê Mộc Quế và vợ.
Nhìn thấy Mộc Quế thành người nổi tiếng, cưới được vợ, lại có tiền bạc, thái độ của người dân trong làng đã dần thay đổi. Họ không ngờ rằng hóa ra những buổi phát sóng trực tiếp tưởng chừng như vớ vẩn này lại thực sự có thể kiếm tiền.
Kể từ đó, tổng cộng 8 thanh niên trong làng Menkou Po đã gia nhập đội phát sóng trực tiếp của Lê Mộc Quế, thành lập nên cái gọi là "Gia tộc Đông phương bất bại".
Nội dung phát sóng trực tiếp hàng ngày của những người này ban đầu khá bình thường. Nhưng sau một thời gian, họ nhận thấy việc này không hiệu quả, khó thu hút được sự chú ý. Cuối cùng, mọi người đều thừa nhận triết lý của Mộc Quế là chính xác.
Đó cũng là khi các streamer của làng Menkou Po bắt đầu để tóc ba chỏm, ăn mặc trang phục đỏ đặc trưng, chấp nhận lăn lộn trong bùn, uống nước bẩn, ăn bột sống....
Họ nói: "Chỉ cần người xem vui vẻ và sẵn lòng tặng thưởng, có gì mà không sẵn lòng làm?"
Các streamer của làng Menkou Po
Và khi "Gia tộc Đông Phương bất bại" ngày càng nổi tiếng, việc phát sóng trực tiếp ở làng đã gây ra hiệu ứng lan truyền. Nhiều thanh niên từ các làng và thị trấn lân cận đã đến đây học hỏi, trầm trồ. Vào lúc cao điểm, có hơn 30 streamer tập trung tại biểu diễn ở khắp nơi làng mỗi ngày.
Để làm cho phong trào lớn mạnh và rực rỡ hơn, những người này thậm chí bỏ tiền ra thuê người làm bảng hiệu "làng của những người nổi tiếng mạng Internet" để dựng ngay tại lối vào của ngôi làng.
Các streamer tự dựng biển tên mới cho làng của mình.
Tuy nhiên, quãng thời gian tốt đẹp không kéo dài lâu. Các buổi phát sóng trực tiếp được thực hiện hàng ngày tại làng Menkou Po nhanh chóng dấy lên sự phản đối mạnh mẽ của cư dân mạng. Nhiều nền tảng phát sóng video ngắn như Douyin và Kuaishou sau đó đã phải có hành động, chặn các kênh phát sóng này.
Tấm biển dựng đầu làng Menkou Po cũng nhanh chóng bị chính quyền địa phương dỡ bỏ.
"Menkou Po không phải là một ngôi làng nổi tiếng trên Internet. Chúng tôi đã xử lý họ vài ngày trước, và biển tên về 'làng nổi tiếng trên mạng' này cũng đã bị tước bỏ. Làm những việc hạ cấp và thô tục này có ích lợi gì?", đại diện chính quyền lên tiếng.
Tấm biển bị chính quyền dỡ bỏ.
Tuy nhiên, trước sự ngạc nhiên của mọi người, sau khi câu chuyện về ngôi làng nổi tiếng này bị "phanh phui" và tài khoản của những streamer hàng đầu đều bị khóa, các buổi phát sóng trực tiếp ở làng Menkou Po không những không dừng lại mà thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn.
Theo đoạn video mới nhất được lan truyền trên mạng, một nhóm đàn ông mặc áo bệnh viện và cạo trọc đầu theo phong cách "âm dương cách biệt" đang hoạt động trở lại, với điện thoại di động và gậy tự sướng.
Hình ảnh về các streamer mới của ngôi làng.
Dường như, luôn có những người bất chấp đánh đổi tất cả để có được sự nổi tiếng trên mạng internet và tiền bạc. Không ai có thể biết trào lưu này sẽ kéo dài bao lâu, hay biến đổi thành các hình thức mới nào.
Nhưng chỉ cần có người muốn xem, sẽ luôn có những streamer sẵn sàng "cống hiến hết mình".
Tham khảo Sina
Pháp luật và bạn đọc