MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

CIEM: 1 mục tiêu, 2 đột phá, 3 trụ cột, 4 động lực, 5 tồn tại và 6 trọng tâm để thoát bẫy thu nhập trung bình, trở thành quốc gia hùng cường vào năm 2045

Tại Tọa đàm đối thoại chính sách Sửa đổi Luật Đầu tư công - bàn luận từ góc nhìn đa chiều diễn ra ngày 8/5/2019 tại Đại học Kinh tế Quốc dân, PGS.TS. Trần Kim Chung - Viện phó CIEM đã chỉ ra những điểm cần ưu tiên trong đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tư nhân và cải cách công nghệ tiên tiến, phục vụ tăng trưởng.

Khung chính sách kinh tế Việt Nam 2019-2020 đến 2035 và tầm nhìn 2045 đã được nghiên cứu, công bố trong Diễn đàn Cải cách và phát triển lần thứ nhất. Tựu trung lại, có 10 điểm nổi bật chính mà PGS.TS Trần Kim Chung - Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh là tối quan trọng để đưa Việt Nam vươn lên trở thành một quốc gia phát triển.

Thứ nhất, chúng ta có 1 mục tiêu 2030. Đó là vào năm 2030, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 10.000 USD giá thực tế hoặc 18.000 USD giá so sánh (PPP).

Thứ hai, chúng ta cần phải có 2 đột phá. Đột phá hàng đầu là phát triển cơ sở hạ tầng, bên cạnh đó cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả nền kinh tế và năng lực kiến tạo sự phát triển của nhà nước.

3 trụ cột làm nền tảng phát triển kinh tế trước hết là sự thịnh vượng về kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường. Tiếp theo là công bằng và hòa nhập xã hội. Cuối cùng là nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của nhà nước.

4 động lực phát triển bao gồm: bộ máy chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; khu vực tư nhân phát triển; nhân lực và đổi mới sáng tạo; hạ tầng đồng bộ hiện đại.

Cũng cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng, khung chính sách của Việt Nam còn nhiều điều vướng mắc, trong đó có 5 tồn tại chính cản trở tăng trưởng: thể chế chưa đáp ứng nhu cầu phát triển; năng lực cạnh tranh, năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng thấp; mức độ sẵn sáng trong việc nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức của 4.0 chưa sẵn sàng; nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu và kết cấu hạ tầng vẫn còn kém phát triển.

Với những tồn tại đó, ông Trần Kim Chung cho rằng, cần tập trung vào 6 trọng tâm để cải thiện cơ chế thính sách: một là hiện đại hóa và phát triển kinh tế tư nhân. Hai là xây dựng năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia. Ba là nâng cao hiệu quả kinh tế của đô thị hóa và phát triển lãnh thổ, Bốn là phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Năm là đảm bảo công bằng và thúc đẩy hòa nhập xã hội và sáu là xây dựng thể chế hiện đạ và nhà nước hiệu quả.

Các chính sách cần phải ưu tiên phát triển nhân lực đổi mới sáng tạo, đổi mới hệ thống sáng tạo quốc gia, thúc đẩy khởi nghiệp. Phải đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, phát triển thị trường công nghệ để tạo động lực cho các startup qua đó, ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 và xây dựng đô thị thông minh vào toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chú trọng vào đột phá nguồn nhân lực, ưu tiên toàn dụng lao động và ưu tiên công nghệ xanh, năng lượng sạch.

Ông Chung cũng cho biết, cần phải tích cực đẩy mạnh các công nghệ người máy, sản xuất đắp dần, thực tế tăng cường, công nghệ mô phỏng, tích hợp ngang dọc, internet công nghiệp, điện toán đám mây, an ninh mạng và dữ liệu lớn. Đây chính là các công nghệ chủ chốt để phát triển một thành phố công nghệ hiện đại, một tương lai mới của quốc gia.

Để thực hiện được những mục tiêu kể trên, đầu tư công phải là động lực dẫn dắt phát triển kết cấu hạ tầng. Các công trình quan trọng như đường sắt cao tốc Bắc Nam, sân bay Long Thành, hệ thống các cảng lớn, hệ thống giao thông đô thị lớn cần phải được nhanh chóng hoàn thiện, đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại, giải quyết cơ bản tình trạng ách tắc giao thông và hoàn thành hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia.

Thái Trang

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên