CNBC: "Bong bóng" chạm 50% thị trường, nhà đầu tư hàng đầu cảnh báo
Thị trường chứng khoán Mỹ có thể đang trong giai đoạn đầu của sự sụt giảm nghiêm trọng.
- 02-05-2022Huyền thoại Warren Buffett chỉ trích Phố Wall vì đã biến chứng khoán Mỹ thành "sòng bạc"
- 30-04-2022Chứng khoán Mỹ khép lại tháng 4 trong sắc đỏ
- 27-04-2022Chứng khoán Trung Quốc sắp ghi nhận tháng giảm điểm mạnh nhất trong 6 năm, giới phân tích cảnh báo "điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến"
- 27-04-2022Có 3 thứ đẩy thị trường chứng khoán lao dốc nhưng chỉ một trong số chúng được giải quyết là tìm thấy đáy
- 27-04-2022Cổ phiếu công nghệ: Tội đồ gây ra cú bán tháo trên thị trường chứng khoán Mỹ, Nasdaq chạm đáy 52 tuần
Bất chấp sự trở lại của cổ phiếu công nghệ hôm 2/5, nhà quản lý tiền tệ Dan Suzuki của Richard Bernstein Advisors cảnh báo nhóm này có thể là "bong bóng".
"Hãy nhìn lại lịch sử của bong bóng. Sẽ không có chuyện chỉ giảm nhẹ rồi tăng trở lại. Thường sẽ là sự điều chỉnh lớn, có thể tới 50% hoặc hơn. Nó cũng thường kèm theo những đợt bán quá", ông Suzuki chia sẻ với CNBC.
Trong tuần này, FED sẽ họp và đưa ra quyết định cuối cùng về việc tăng lãi suất lần thứ 2 trong năm 2022. Thị trường đồng thuận rằng FED sẽ tăng 0,5% lãi suất nhằm chống lại lạm phát đang ở mức kỷ lục của người Mỹ.
Tuy nhiên, chính sách của FED sẽ không ngăn đà giảm đang tồn tại trên thị trường. "Có thể sẽ còn giảm nhiều hơn nữa. Chỉ riêng cổ phiếu công nghệ thông tin, dịch vụ truyền thông và hàng tiêu dùng đã chiếm khoảng một nửa giá trị vốn hóa của S&P 500", ông Suzuki nói.
Đây không phải lần đầu tiên Suzuki và công ty của ông cảnh báo về cái gọi là "bong bóng" trên thị trường chứng khoán. Cuối tháng 6 năm ngoái, họ đã cảnh báo nguy cơ bong bóng công nghệ dựa vào suy đoán lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng đến các cổ phiếu tăng trưởng mạnh, đặc biệt là cổ phiếu công nghệ.
Trong khi đó, Nasdaq vừa trải qua tháng tồi tệ nhất kể từ năm 2008. Dù tăng 1,6% trong phiên giao dịch ngày 2/5 nhưng Nasdaq vẫn giảm tới 23% so với mức cao nhất mọi thời đại, đạt được vào ngày 22/11/2021.
Dù có cái nhìn bi quan với thị trường nhưng ông Suzuki cho biết họ sẽ vẫn tiếp tục đầu tư vào cổ phiếu. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro, họ có chiến lược tiếp cận khác. Một mặt, họ lựa chọn đầu tư vào những cổ phiếu có lợi khi lạm phát, đặc biệt là năng lượng, vật liệu và tình chính. Ông cũng liệt kê các cổ phiếu phòng thủ, bao gồm mặt hàng chủ lực của người tiêu dùng ở mặt còn lại.
Tham khảo: CNBC