CNBC cảnh báo chứng khoán Mỹ có thể dễ dàng giảm thêm 10%
CNBC dẫn lời Mohamed El-Erian, cố vấn kinh tế trưởng của Allianz, cảnh báo chứng khoán Mỹ có thể "dễ dàng giảm thêm 10% nữa" nếu mọi người bắt đầu suy nghĩ về các nguyên tắc cơ bản.
- 04-09-2020Chứng khoán Mỹ bị bán tháo mạnh nhất kể từ tháng 6, đâu là nguyên nhân và điều này có ý nghĩa như thế nào đối với thị trường?
- 04-09-2020Phố Wall bị bán tháo mạnh, chứng khoán châu Á cũng ngập trong sắc đỏ
- 03-09-2020Chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới: Ông Trump nói “Bạn thật may mắn khi tôi là Tổng thống”
- 03-09-2020Đây là nguyên nhân thật sự đằng sau nghịch lý thị trường chứng khoán liên tục lập đỉnh bất chấp nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng
- 03-09-2020Công ty quản lý nhóm nhạc tỷ view BTS sắp IPO, dự đoán là 'bom tấn' trên sàn chứng khoán Hàn Quốc
Theo Mohamed El-Erian, phố Wall có thể đi đến vùng điều chỉnh mạnh nếu xuất hiện sự thay đổi thái độ của các nhà đầu tư. Những sóng gió hiện này được xem là thuốc thử cho tư duy của các nhà đầu tư, vốn rất thăng hoa kể từ khi FED tung ra những gói cứu trợ kỷ lục nhằm chống lại những tác động của Covid-19.
"Sự giằng co sắp diễn ra và chúng ta sẽ thấy được DNA của các nhà đầu tư", Cố vấn kinh tế trưởng của Allianz cho biết sau khi chứng khoán Mỹ ghi nhận cú sập tồi tệ nhất kể từ tháng 6.
Nasdaq Composite, vốn tăng mạnh trong nhiều tuần, đã giảm 5% trong phiên giao dịch ngày 3/9 trong khi các cổ phiếu công nghệ cũng giảm. S&P 500 và Dow Jones cũng hứng chịu những cú giảm nghiêm trọng, lần lượt là 3,5% và 2,8%.
Tuy nhiên, điều tồi tệ nhất, theo El-Erian, có thể vẫn chưa tới. "Chúng ta có thể dễ dàng mất thêm 10% nữa nếu mọi người bắt đầu suy nghĩ về các nguyên tắc cơ bản. Nếu tư duy thay đổi từ kỹ thuật sang nguyên tắc cơ bản thì thị trường có thể giảm sâu hơn nữa", El-Erian nhận định. Tuy nhiên, vị cố vấn kinh tế trưởng này cũng nhấn mạnh: "Còn phải xem tư duy của các nhà đầu tư có thay đổi hay không".
Việc bán tháo diễn ra ngay cả khi các số liệu về tỷ lệ thất nghiệp theo tuần mới công bố khá lạc quan, dấu hiệu cho thấy thị trường lao động có thể đang được cải thiện. Cụ thể, có 881.000 yêu cầu trợ cấp thất nghiệp được gửi trong tuần qua, khả quan hơn so với con số 950.000 mà các nhà kinh tế dự báo.
Dẫu vậy, theo El-Erian, thị trường vẫn tách biệt không chỉ với nền kinh tế Mỹ mà còn với cả VIX (chỉ số đo nỗi sợ hãi của các nhà đầu tư), kho bạc và thị trường lợi suất cao ở mức hiện tại. Nếu thị trường được đánh giá dựa trên các yếu tố cơ bản, các nhà đầu tư sẽ buộc phải tính đến tình trạng bấp bên của nền kinh tế khi vẫn còn những công ty phá sản.
Một tháng trước, chính El-Erian cũng cảnh báo rằng các vụ phá sản quy mô lớn có thể hủy diệt đà phục hồi của thị trường khỏi mức thấp nhất do đại dịch gây ra trong nửa đầu năm 2020.
"Nếu bạn đang ở trong một mô hình dựa trên tính thanh khoản, bạn sẽ bị chi phối bởi những suy nghĩ tương đối và đó chính xác là nơi chúng ta đang đứng. Nếu bạn ở trong một mô hình dựa trên nền tảng cơ bản, câu trả lời là: không, bạn đang không đặt cược cho một nền kinh tế không chỉ đối mặt những khó khăn mà còn mức độ phá sản ngày càng gia tăng", El-Erian cho biết.
Tính tới 17h15 theo giờ Hà Nội, các chỉ số chứng khoán của Mỹ đều đang duy trì ở mức khá tốt. S&P 500 Futures tăng 20,75 điểm, tương đương 0,6% lên 3.482,25 điểm. Trong khi đó, Dow Jones Futures tăng 217 điểm, tương đương 0,77% lên 28.568 điểm. Thậm chí, có thời điểm, Dow Jones Futures tăng tới hơn 300 điểm khi các nhà đầu tư tập trung vào Big Tech.
Tuy nhiên, trước cú tăng mạnh của công nghệ trong thời gian qua, một số chuyên gia lên tiếng quan ngại rằng điều này có thể khiến thị trường chung bị ảnh hưởng, nhất là khi đà tăng của những cổ phiếu đóng vai trò động lực tăng trưởng bị chặn lại.