CNBC: Suy thoái đang đến và thị trường chứng khoán Mỹ khó lòng bình an vô sự: Nhà đầu tư nên sẵn sàng cho những “cơn đau”?
Theo CNBC, dữ liệu kinh tế mới nhất của Mỹ cho thấy một cuộc suy thoái đang tới và các nhà đầu tư có lẽ cần chuẩn bị cho những “cơn đau” trên thị trường chứng khoán.
- 17-04-2023Loại nhiên liệu 'hot' nhất nhì thế giới đang loé lên dấu hiệu về cuộc suy thoái ở ngay trước mắt
- 15-04-2023IMF: Suy thoái kinh tế sẽ không xảy ra đối với hầu hết quốc gia châu Âu
- 15-04-2023BofA cảnh báo: Xuất hiện 12 ‘tín hiệu’ cho thấy kinh tế Mỹ có thể sắp bước vào 1 cuộc suy thoái lớn
- 14-04-2023Chiến lược gia Morgan Stanley: Suy thoái kinh tế không đáng sợ bằng loại 'suy thoái' này, dự đoán S&P 500 sẽ giảm 20%
Phát biểu trong chương trình “Squawk Box Europe” của CNBC, Chris Watling, CEO công ty tư vấn tài chính Longview Economics, nói rằng một cuộc suy thoái đang diễn ra. Một trong những căn cứ mà ông Watling dùng để lập luận chính là Chỉ số Kinh tế hàng đầu (Leading Economic Index) mà Conference Board đưa ra hôm 20/4. Theo đó, chỉ số của Mỹ giảm 1,2% trong tháng 3, trượt xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020. Dữ liệu dường như chỉ ra rằng sự suy yếu của kinh tế Mỹ có thể sớm gia tăng và lan rộng khắp mọi lĩnh vực.
Cùng với tín hiệu cảnh báo này, Watling cho biết mốc thời gian điển hình cho một cuộc suy thoái sau khi đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc đảo người, vốn lần đầu tiên được ghi nhận tháng 3/2022, là khoảng 1 năm hoặc lâu hơn một chút.
“Mỗi khi lợi suất trái phiếu kho bạc đảo ngược ở Mỹ, suy thoái sẽ xảy ra. Vì vậy, tôi nghĩ rằng suy thoái đang tới và nó đã sắp tới. Đó chỉ là vấn đề thời gian mà thôi”, Watling nói.
Trên thực tế, nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo về cuộc suy thoái sắp xảy ra. Tuy nhiên, cũng có những quan điểm trái chiều.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tuần trước cho biết họ rất ngạc nhiên trước sức mạnh gần đây của thị trường lao động Mỹ và chi tiêu của người tiêu dùng. Hôm 11/4, IMF cũng công bố báo cáo triển vọng kinh tế thế giới bản mới nhất, trong đó nói rằng kinh tế Mỹ có khả năng tăng trưởng 1,6% trong năm nay, tăng 1% so với dự báo năm 2022.
Gita Gopinath, quan chức cấp cao của IMF, nói rằng lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt đưa ra lý do để tin rằng nền kinh tế Mỹ có thể tránh được suy thoái. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng kinh tế Mỹ không thể thực hiện một pha “hạ cánh mềm”.
Khi được hỏi liệu thị trường chứng khoán có thể vượt qua suy thoái (tiềm năng) mà không bị tổn hại hay không, ông Watling nói rằng: “Theo quan điểm của chúng thôi, thị trường khó có thể vượt qua suy thoái mà không bị tổn hại”.
Tham khảo: CNBC
Nhịp sống Thị trường