CNBC: Thị trường phục hồi nhưng nhà đầu tư nên cẩn trọng, tránh bị kéo xuống vực một lần nữa
Quản lý một quỹ đầu tư cho rằng thị trường đang phục hồi nhưng bài học từ những lần thị trường bị kéo tụt xuống lãnh thổ gấu trong quá khứ cho thấy các nhà đầu tư phải cẩn trọng.
- 26-06-2022'Con gấu' từ từ nhấn chìm Phố Wall nhưng nỗi sợ hãi vẫn chưa thực sự hiệu hữu: Dấu hiệu cho thấy thị trường còn lâu mới chạm đáy?
- 24-06-2022Những thị trường bất động sản 'hot' nhất thế giới bỗng chốc trở nên nguội lạnh: 'Mầm mống' cho cuộc khủng hoảng tiếp theo?
- 24-06-2022Có trong tay đầy tiềm lực với thị trường trị giá 1 nghìn tỷ đô, nhưng các Big Tech của Trung Quốc có thể 'không bao giờ lấy lại được ánh hào quang'
- 24-06-2022Thị trường bất động sản đình đám một thời của Trung Quốc hạ nhiệt: Giá nhà giảm sâu nhưng người dân vẫn “không đủ can đảm” để mua, nền kinh tế đối mặt hàng loạt tin xấu
- 23-06-2022Vì sao gần 30 năm nước Mỹ chưa từng giảm thuế xăng để hạ nhiệt thị trường?
Trevor Greetham, một lãnh đạo của Royal London Asset Management, đã đưa ra cảnh báo với các nhà đầu tư trong chương trình "Squawk Box Europe" của CNBC. Theo đó, nhà quản lý quỹ này cho rằng đợt phục hồi gần đây của thị trường chứng khoán có thể chỉ mang tính giai đoạn và các nhà đầu tư cũng nên cẩn trọng để tránh bị kéo tụt trở lại đáy vực.
Tuần trước, chứng khoán Mỹ đã rất khởi sắc. Cả 3 chỉ số chính đều tăng mạnh trong phiên cuối tuần. Chứng khoán châu Âu cũng ghi nhận một ngày khá rực rỡ. Stoxx 600 toàn châu Âu đã có ngày tốt nhất trong hơn 3 tháng vào phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước. Tuy nhiên, điều này không khiến Greetham tin rằng đà giảm đã kết thúc.
"Chúng tôi nghĩ rằng đà tăng hiện nay chỉ là sự phục hồi tạm thời của thị trường", Greetham nhấn mạnh giá hàng hóa giảm có thể khiến áp lực tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương giảm xuống.
Dựa vào kinh nghiệm từ những lần thị trường rơi vào vùng lãnh thổ gấu trong quá khứ, Greetham khuyên các nhà đầu tư nên quan tâm đến vấn đề thu nhập doanh nghiệp. Áp lực lạm phát buộc các Ngân hàng Trung ương phải ra tay và đó có thể là một giai đoạn khá dài.
"Tất cả những cú tăng mạnh nhất đều diễn ra khi thị trường đang nằm trong vùng lãnh thổ gấu. Vì vậy, đừng quá vội vàng để bị cuốn vào tâm lý hứng khởi đó và nghĩ điều tồi tệ nhất đã bị bỏ lại phía sau. Tôi nghĩ rằng thị trường cần khá nhiều thời gian để vượt qua giai đoạn này và bạn cần có chiến thuật cũng như đa dạng hóa danh mục", Greetham của Royal London Asset Management, quỹ đang quản lý danh mục 200 tỷ USD vào cuối năm 2021, cho biết.
Hiện tại, các ngân hàng trung ương của hầu hết các nền kinh tế lớn đã bắt đầu tăng lãi suất mạnh nhằm kiềm chế lạm phát đang ở mức cao nhất nhiều thập kỷ. Điều này gây ra suy đoán rằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ một cách mạnh mẽ có thể đẩy các nền kinh tế, vốn đã tăng trưởng chậm lại, rơi vào suy thoái.
Greetham cho rằng lạm phát ở Mỹ sẽ sớm bắt đầu giảm xuống do chính sách của FED. Tuy nhiên, ông nhận định cái gọi là "giai đoạn 2" của thị trường gấu vẫn chưa tới.
"Chúng ta đã rơi vào tình trạng lạm phát đình trệ với tăng trưởng giảm trong khi giá mọi thứ đều tăng vọt. Tuy nhiên, tôi cho rằng chúng ta sẽ tiếp tục giảm tốc khi lạm phát giảm xuống bởi các ngân hàng trung ương cần điều đó trong một thời gian dài", Greetham nói.
Trong tời gian tới, Greetham dự báo rằng các chính sách tiền tệ sẽ được thắt chặt, lãi suất tiếp tục cao hơn khi lạm phát giảm xuống. Điều này là vấn đề với chứng khoán bởi nếu nhìn vào các cuộc suy thoái trước đây, thị trường chứng khoán sẽ không vận hành đúng cách cho tới khi tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh.
Hiện tại, thị trường việc làm của Mỹ tương đối mạnh và có thể duy trì đà này thêm một hoặc 2 năm nữa trước khi phục hồi bền vững bắt đầu hình thành.
Tham khảo: CNBC