CNN: Bài học từ cách Trung Quốc thoát ra khỏi đe doạ của "bóng ma" thất nghiệp hàng loạt
"Năm 2020 sẽ rất khó khăn và thất nghiệp hàng loạt có thể chính là vấn đề đáng sợ nhất", Frank Ching, một nhà bình luận chính trị và PGS thỉnh giảng tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông nói. "Đây không chỉ là vấn đề kinh tế – nó có thể phát triển thành vấn đề chính trị."
- 14-01-2020Những con số này cho thấy Việt Nam đang có nhiều điểm tương đồng với kinh tế Trung Quốc 10 năm trước?
- 14-01-2020Cách nào chống các 'ông lớn' FDI chuyển giá, trốn thuế?
- 14-01-2020Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới đường bộ
Thất nghiệp hàng loạt – do suy thoái kinh tế nghiêm trọng và sự thất bại của các doanh nghiệp ở Trung Quốc – có thể làm gia tăng căng thẳng xã hội và gây ra tình trạng bất ổn lớn hơn, ông nói thêm.
Năm nay, Trung Quốc đang bị đặt vào tình trạng báo động với nguy cơ thất nghiệp hàng loạt ở mức cực kỳ cao. Họ cần phải làm bất kỳ điều gì để có thể bảo vệ được nền kinh tế trong năm 2020. Đó là một nhiệm vụ to lớn đang chờ ở phía trước.
Trong năm nay, điều này lại đặc biệt quan trọng bởi vì nó sẽ đánh dấu sự kết thúc của kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của chính phủ Trung Quốc, với lời hứa sẽ đưa Trung Quốc trở thành một xã hội thịnh vượng và thoát khỏi đói nghèo. Các thành viên cấp cao Bộ Chính trị nước này đã tuyên bố rằng mọi nỗ lực phải được thực hiện để đạt được các mục tiêu đã định trong năm 2020.
Trong khi dữ liệu thất nghiệp chính thức của Trung Quốc cho thấy ngân sách đã gần như bị vượt quá mức cho phép trong vài năm gần đây, với mức tỉ lệ khoảng 4% đến 5%. Bắc Kinh cho rằng họ luôn phải lo lắng về nền kinh tế đang chậm lại và các thách thức trong năm nay.
Nền kinh tế đang chậm lại
Trung Quốc được kỳ vọng sẽ sớm tiết lộ chỉ số phát triển của quốc gia trong năm 2019. Dữ liệu mới nhất cho thấy tỷ lệ tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong quý 3 đã bị chậm lại, và ở mức thấp nhất kể từ năm 1992.
Mức tăng trưởng 6% vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu của chính phủ là 6–6,5% trong năm nay. Nhưng quá trình chậm lại này còn lâu mới kết thúc, theo Gao Shanwen, chuyên gia kinh tế của công ty nghiên cứu Essence Securities có trụ sở tại Thâm Quyến.
Dù kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển, thì ông vẫn dự đoán rằng tăng trưởng GDP hàng năm trong thập kỷ tới của Trung Quốc sẽ không vượt quá mức trung bình 5%. Trong một ghi chú nghiên cứu gần đây, ông cho rằng nước này sẽ phải nỗ lực rất nhiều để duy trì tốc độ tăng trưởng trên 4% – thấp hơn 2% so với những gì Bắc Kinh dự kiến sẽ đặt ra cho mục tiêu trong năm nay trong cuộc họp thường niên Tháng Ba.
Cuộc chiến thương mại Mỹ–Trung chịu trách nhiệm cho rất nhiều cuộc đấu tranh kinh tế của đất nước, nhưng đó chỉ là một phần của câu chuyện.
Nợ đã tăng vọt trong thập kỷ qua lên mức cực kỳ cao, khi chính phủ và các công ty nhà nước bắt đầu vay rất nhiều sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 để tài trợ cho các dự án nhà ở và cơ sở hạ tầng.
Khu vực tư nhân sôi động một thời của Trung Quốc đang gặp khó khăn. Chính phủ đã kiểm soát lại việc cho vay không kiểm soát từ năm 2017 đến đầu năm 2019 trong một chiến dịch nhằm khắc phục rủi ro nợ gia tăng. Nhưng điều đó làm cho các công ty tư nhân khó vay tiền hơn. Và khu vực tư nhân theo truyền thống đã không thể dựa vào sự hỗ trợ đáng kể từ chính phủ.
Các ngân hàng đang cho các doanh nghiệp nhà nước vay nhiều hơn trong những năm gần đây, và đây cũng là áp lực mà Bắc Kinh phải đối mặt để duy trì trật tự xã hội khi nền kinh tế chậm lại. "Trong ngắn hạn, tốc độ chậm lại của nền kinh tế đã giảm bớt," Gao viết trong lưu ý nghiên cứu của mình. "Nhưng về lâu dài, nền kinh tế ngày càng kém hiệu quả."
Các biện pháp chính sách được Trung Quốc sử dụng
Trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng họ buộc phải tạo ra 11 triệu công việc mới mỗi năm để kiểm soát tình hình việc làm.
Bên cạnh tuyên bố đó, họ đã tiến hành một số các biện pháp cực kỳ quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế và kìm hãm tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhanh. Trung Quốc đã bơm hàng chục tỷ đô la vào hệ thống ngân hàng; công bố kế hoạch xây dựng thêm đường sắt và sân bay; giảm thuế nhập khẩu cho hàng trăm sản phẩm; và hứa sẽ mở một số ngành công nghiệp cho đầu tư nước ngoài.
Mới đầu tháng này, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cố gắng kích thích nền kinh tế bằng cách giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải dự trữ, có khả năng giải phóng khoảng 115 tỷ đô la cho vay dài hạn.
Trung Quốc cũng không bỏ qua khu vực tư nhân. Thủ tướng Lý Khắc Cường gần đây cho biết chính phủ đang nghiên cứu cách để đất nước có thể hỗ trợ tài chính nhiều hơn cho các công ty nhỏ và siêu nhỏ. Điều đó có thể bao gồm yêu cầu Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho các nhà cho vay thương mại. Ông Lý cũng đã kêu gọi các ngân hàng Trung Quốc cho các công ty nhỏ hơn vay nhiều tiền hơn.
Kích thích tài chính cũng nằm trong danh sách các biện pháp được chính phủ Trung Quốc thực hiện. Bộ giao thông vận tải nước này gần đây đã phác thảo kế hoạch chi gần 400 tỷ đô la cho cơ sở hạ tầng đường sắt, đường cao tốc và đường thủy.
Bộ này cũng có kế hoạch mở rộng không gian cho đầu tư nước ngoài, điều này có thể giúp cung cấp thêm tài chính cho tăng trưởng và đổi mới nhiên liệu của Trung Quốc, thông tin từ Bộ Thương mại. Chẳng hạn, tháng 4 năm ngoái, chính phủ cho biết sẽ cho phép các công ty nước ngoài sản xuất xe thương mại kiểm soát hoặc sở hữu các doanh nghiệp liên doanh Trung Quốc của họ bắt đầu từ năm 2020.
Các ngành công nghiệp khác cũng đang nỗ lực
Đầu tháng này, cơ quan quản lý tài chính của Trung Quốc đã tiết lộ các quy tắc mới để tăng khả năng tiếp cận vào thị trường của các ngân hàng nước ngoài. Các quy tắc này cho phép họ mở chi nhánh và sở hữu hoàn toàn các ngân hàng ở Trung Quốc.
Và cùng lúc đó, chính phủ bắt đầu cho phép các công ty nước ngoài sở hữu hoàn toàn các công ty con trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ hoạt động tại Trung Quốc đại lục. Giới hạn tương tự về quản lý quỹ hoặc các công ty chứng khoán sẽ được dỡ bỏ vào cuối năm nay.
Chính phủ cũng đã có nhiều hành động trực tiếp để ngăn chặn nguy cơ thất nghiệp. Gần đây, mọi người đã dễ dàng di chuyển từ khu vực nông thôn đến hầu hết các thành phố của Trung Quốc để tìm kiếm việc làm bằng cách nới lỏng các quy định trong hệ thống đăng ký hộ khẩu bắt buộc. Điều đó có thể đẩy nhanh quá trình đô thị hóa tại các thành phố đó và ổn định thị trường bất động sản của Trung Quốc, theo các nhà phân tích từ công ty nghiên cứu Huaxi Securities.