MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có 1 bộ phận cơ thể rất quan trọng nhưng lại làm việc “thầm lặng” và ít được để tâm

13-08-2022 - 22:23 PM | Sống

Cơ quan này thường làm việc “thầm lặng” nên không ai chú ý chăm sóc, đến lúc phát bệnh mới cuống cuồng chữa trị.

Bộ phận đang nhắc tới chính là lá lách – một cơ quan nội tạng có kích thước bằng nắm tay, nằm ở phía trên bên trái bụng. Lá lách là một phần của miễn dịch và bạch huyết, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và loại bỏ các tế bào hồng cầu già. Nó còn chứa máu dự trữ để cơ thể dùng trong trường hợp khẩn cấp.

Lá lách có màu nâu đỏ được bảo vệ bởi lồng ngực. Chức năng chính của lá lách là lọc máu, giữ lại chất sắt, protein cùng các chất cần thiết khác để tạo tế bào mới. Thêm vào đó, khi phát hiện vi khuẩn trong máu, lá lách sẽ tạo ra các tế bào bạch cầu giúp phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng hiệu quả hơn.

Có 1 bộ phận cơ thể rất quan trọng nhưng lại làm việc “thầm lặng” và ít được để tâm - Ảnh 1.

Lá lách là bộ phận rất nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng với cơ thể

Nhìn chung, lá lách đóng vài trò cực kỳ quan trọng với sức khỏe nhưng lại chẳng mấy ai để ý. Khi bộ phận này "bị ốm", cơ thể sẽ không thể lọc máu hiệu quả như trước, tạo tiền đề cho nhiều bệnh nguy hiểm khác phát triển. Có thể kể đến một số bệnh lý thường gặp ở lá lách như sau.

Các bệnh lá lách thường gặp nhất

1. Lá lách to

Khi mắc phải các bệnh khiến tế bào máu bị phá vỡ quá nhanh, lá lách sẽ bị ảnh hưởng và phình to ra gấp nhiều lần. Khi lá lách to ra thì việc lọc máu không thể hiệu quả như trước, khiến chúng lọc bỏ nhầm nhiều tế bào khỏe mạnh. Tình trạng này nếu không chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng tới các bộ phận nội tạng khác.

2. Nhồi máu lách

Loại bệnh này sẽ xuất hiện khi máu cung cấp cho lách bị giảm. Khi mắc phải, lá lách sẽ đau dữ dội, cụ thể là ở vùng bụng trên hoặc mạn sườn bên trái. Một số người còn bị sốt, ớn lạnh, nôn mửa và đau vai trái. Tốt nhất là đến viện ngay để bác sĩ tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Có 1 bộ phận cơ thể rất quan trọng nhưng lại làm việc “thầm lặng” và ít được để tâm - Ảnh 2.

Đau bụng trên rất có thể là đau lá lách, hãy kiểm tra ngay khi gặp phải

3. Ung thư lá lách

Ung thư lách là loại bệnh phát triển tại lá lách, có thể nguyên phát hoặc thứ phát. Trong một số trường hợp, các loại ung thư như ung thư vú, ung thư hắc tố, ung thư phổi… sẽ di căn đến lá lách và gây bệnh. Những người có tiền sử gia đình mắc ung thư, hút nhiều thuốc hoặc làm việc trong môi trường tiếp xúc với hóa chất độc hại… thường là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

Làm sao để bảo vệ lá lách?

Nhìn chung có nhiều nguyên nhân khiến lá lách bị suy yếu, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Theo các chuyên gia, dưới đây là những việc ai cũng nên làm để bảo vệ lá lách:

- Không dùng chung đồ cá nhân như dụng cụ ăn uống, bàn chải đánh răng với người khác. Nếu bạn biết họ bị nhiễm bệnh dễ lây thì càng phải tránh.

- Không nên uống nhiều rượu bia, tránh việc lá lách phải hoạt động nhiều để loại bỏ các chất gây hại trong máu.

Có 1 bộ phận cơ thể rất quan trọng nhưng lại làm việc “thầm lặng” và ít được để tâm - Ảnh 3.

Không nên dùng chung đồ dùng với người khác, chẳng hạn như bàn chải

- Khi chơi thể thao nên mặc đồ bảo hộ, hạn chế va chạm để bảo vệ cơ quan nội tạng trong cơ thể.

- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục.

Mặc dù lách không phải là một cơ quan lớn, nhưng lại đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Các bệnh nhiễm trùng và chấn thương có thể làm hỏng lá lách và làm cho nó phồng to ra, thậm chí vỡ tung. Nếu bệnh quá nặng, bạn có thể cần phẫu thuật để cắt bỏ lá lách.

Những thực phẩm tốt cho lá lách

Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh là nền tảng cho sức khỏe tổng thể, chứ không riêng gì sức khỏe lá lách. Dưới đây là những thực phẩm nuôi dưỡng lá lách tốt bậc nhất, bạn nên tham khảo để thêm vào bữa cơm gia đình:

- Các loại trái cây tươi và rau củ: Loại thực phẩm này giàu vitamin, khoáng chất và enzyme vừa giải độc cơ thể mà còn cải thiện chức năng lách hiệu quả.

- Gừng: Gừng rất giàu zingibain, một loại enzyme giúp cơ thể tiêu hóa protein, làm giảm viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch.

Có 1 bộ phận cơ thể rất quan trọng nhưng lại làm việc “thầm lặng” và ít được để tâm - Ảnh 4.

Gừng cực tốt cho lá lách cũng như bảo vệ sức khỏe tổng thể

- Các loại cá béo: Các loại cá như cá thu, cá hồi, cá mòi… rất giàu axit béo omega3 giúp làm giảm viêm trong cơ thể, giúp lá lách tự làm sạch và loại bỏ các chất độc hại.

- Nước lọc: Chỉ cần uống nước mỗi ngày, lá lách sẽ khỏe mạnh hơn và tự đào thải độc tố trong máu. Nên uống 2 lít nước mỗi ngày và kết hợp ăn thêm trái cây nhiều nước.

Theo Bestchinanews, Healthline

https://afamily.vn/co-1-bo-phan-co-the-rat-quan-trong-nhung-lai-lam-viec-tham-lang-va-it-duoc-de-tam-20220806013718027.chn

Theo Minh Võ

Phụ nữ Việt Nam

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên