Có 1 kỹ năng mà chuyên gia đến từ đại học Stanford khuyên cha mẹ thông thái nên dạy con từ sớm nhưng rất nhiều người không để ý
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thành công trong cuộc sống và công việc của mỗi người.
- 07-08-2022Giáo sư Đại học Harvard nói: Trẻ THÔNG MINH hay không, nhìn vào 3 chi tiết này là biết, không phải xem thành tích học tập
- 06-08-2022Nếu điều kiện không khá giả nên cân nhắc khi chọn 4 NGÀNH HỌC sau: Học phí khá cao, nghe chi phí mua dụng cụ học tập mà giật mình, có ngành "ngốn" cả trăm triệu
- 06-08-2022Học sinh cả nước khai giảng ngày 5/9, lớp 1 tựu trường sớm trước 2 tuần
Nhắc đến "quý trọng thời gian", chúng ta đều nghĩ vấn đề đó chỉ quan trọng và cần thiết đối với những người đi làm, người trưởng thành. Nhưng trên thực tế không chỉ cần thiết đối với người lớn chúng ta mà nó còn vô cùng cần thiết đối với trẻ nhỏ.
Kỹ năng quản lí thời gian cần thiết cho trẻ vì nó là nền tảng xuyên suốt từ nhỏ cho đến khi trưởng thành, tuổi nhỏ trẻ vẫn học, vẫn phải làm bài tập và vẫn phải làm những công việc, nhiệm vụ của một đứa trẻ bình thường và có hiệu quả hay không cũng chính là do cách sắp xếp thời gian ở trẻ đã hợp lý hay chưa.
Nir Eyal là giảng viên tại Trường Kinh doanh Stanford. Anh hiện viết sách, tư vấn và dạy về sự giao thoa giữa tâm lý học, công nghệ và kinh doanh. Cuốn sách được xuất bản gần đây nhất của anh có tựa đề "Indistractable: How to Control Your Attention and Choose Your Life".
Sau nhiều năm nghiên cứu sự giao thoa giữa tâm lý học và công nghệ, anh cho hay một trong những sai lầm lớn nhất mà anh thấy cha mẹ mắc phải là không trao quyền cho trẻ tự kiểm soát thời gian của chính mình.
"Cho phép trẻ làm như vậy là một món quà to lớn đối với chúng. Cha mẹ nên biết rằng, trẻ cần phải học cách tự theo dõi hành vi của chính mình bằng việc quản lý thời gian và sự chú ý của chúng đối với những đồ vật xung quanh." - anh nói.
Khi con gái Nir Eyal lên 5, bé đã bắt đầu biết đòi hỏi và khóc lóc để được chơi và xem video trên ipad. Lúc đó, Nir Eyal và vợ của mình nghĩ đã đến thời điểm phải đưa ra biện pháp để chấm dứt hành động này càng sớm càng tốt.
Vợ chồng Nir Eyal luôn cố gắng làm hết sức mình để tôn trọng nhu cầu của con bé theo cách mà Richard Ryan khuyến nghị. Ryan là một trong những nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới về biện pháp giúp điều khiển hành vi của con người.
Nir Eyal đã giải thích cho bé theo cách đơn giản nhất rằng: "Việc dành quá nhiều thời gian trên màn hình có thể gây ra một vài hậu quả mà sau này sẽ khiến con cảm thấy rất hối hận. Dành quá nhiều thời gian với các ứng dụng và video trên ipad, có nghĩa là con sẽ có ít thời gian hơn để chơi với bạn bè tại công viên, đi bơi bể bơi hoặc ở bên cạnh bố mẹ".
Vợ chồng anh cũng giải thích rằng các ứng dụng và video trên iPad được thiết kế có chủ ý để khiến con dễ dàng bị cuốn hút và không thể dứt ra được.
"Điều quan trọng là con bé cần phải hiểu được động cơ của các công ty trò chơi và mạng xã hội. Mặc dù các sản phẩm này bán cho con người niềm vui và sự kết nối, chúng cũng thu lợi từ thời gian và sự chú ý của chúng ta.
Những kiến thức này có vẻ hơi nhiều đối với một đứa trẻ 5 tuổi. Nhưng chúng tôi cảm thấy cần phải trang bị cho con bé khả năng đưa ra quyết định về thời gian sử dụng màn hình và thực hiện các quy tắc của riêng mình." - anh chia sẻ.
Những cách đơn giản dạy trẻ quản lý thời gian
1. Tạo cảm giác vui vẻ
Người lớn có cách liên kết và quản lý thời gian của bản thân, nhưng đôi khi các mốc chồng chéo lên nhau sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng. Trẻ cũng sẽ cảm thấy như vậy khi bắt đầu học cách quản lý. Vì vậy, bạn hãy giúp việc này trở nên vui vẻ.
Bạn có thể chuẩn bị cho bé một cuốn sổ hoặc cuốn lịch, hướng dẫn bé dùng bút màu, nhãn dán để trang trí, đánh dấu những ngày đặc biệt. Hoặc tạo ra các trò chơi thi xem ai sử dụng thời gian được giao để hoàn thành nhiều việc nhà nhất mà vẫn đảm bảo sạch sẽ.
2. Bắt đầu trước khi trẻ thành thiếu niên
Tất nhiên, phụ huynh có thể dạy kỹ năng quản lý giờ giấc cho thanh thiếu niên. Nhưng trẻ nhỏ dễ hướng dẫn và tiếp thu nhanh hơn. Trẻ mẫu giáo có thể học quản lý thông qua yêu cầu hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ trong thời gian ngắn như mặc quần áo, dọn dẹp đồ chơi. Trẻ tiểu học có thể bắt đầu bằng cách đặt giờ làm xong bài tập về nhà hoặc công việc nhà.
3. Dạy cho trẻ có thói quen đúng quy định
Trên thực tế, trẻ khi còn nhỏ những thói quen về giờ giấc, sinh hoạt, hoạt động vui chơi,… đều do cha mẹ quy định. Tuy nhiên nhiều trường hợp cha mẹ quy định theo ý muốn chủ quan, không logic và không thống nhất dẫn đến trẻ vừa xem phim vừa ăn uống, vừa chơi đồ chơi vừa làm bài tập, chưa làm xong việc này đã muốn làm việc khác đó là một thói quen rất phổ biến trong các gia đình và là thói quen không tốt.
Điều quan trọng và cần thiết là cha mẹ nên xây dựng cho trẻ một quy trình sinh hoạt hợp lý, cố định, hiệu quả và đó cũng chính là cha mẹ đang rèn cho trẻ những nền tảng, bước đầu để hình thành ý thức về thời gian, bố mẹ cần phân ra thời điểm nào là đi ngủ, thời điểm nào là thức dậy, giờ nào trẻ đi học, giờ nào cho trẻ thư giãn. Những thời điểm và khung giờ đó đều phải hợp lý với khả năng và lịch học của trẻ. Hãy chứng minh và giải thích cho trẻ hiểu, tại sao con lại phải dậy vào khung giờ này? Tại sao con lại phải hoàn thành công việc này trước? Nếu không tuân thủ thì sẽ gây ra hậu quả gì? Ảnh hưởng như thế nào đến công việc của trẻ và bố mẹ?
Đơn giản hóa mọi vấn đề
Không ít đứa trẻ khi chọn cách thức thực hiện công việc, thường chọn hướng xử lý phức tạp nhất, rườm rà nhất (để thể hiện mình). Tuy nhiên, cần phải nói cho trẻ hiểu quan trọng nhất vẫn là hiệu quả.
Để tiến đến một cái đích cụ thể, hãy giúp trẻ lựa chọn lấy con đường, cách giải quyết nhanh gọn nhất, tốn kém ít nhất về thời gian, sức lực, trí tuệ cũng như tiền bạc.
Làm gương cho con
Cha mẹ cần làm gương cho trẻ bằng cách phải có lịch trình làm việc, sinh hoạt của bản thân cụ thể, rõ ràng và cho trẻ thấy mình luôn tuân thủ theo lịch trình đó.
Tuy nhiên không nên quá nghiêm khắc đến nỗi khiến trẻ cảm thấy bị ép buộc thời gian của chính mình. Hãy cho con có được những khoảng trời riêng với thời gian ngẫu hứng, vui chơi một cách hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của chúng.
Gia đình & Xã hội