Có 3 bước ngoặt quan trọng trong đời một đứa trẻ, cha mẹ làm tốt 3 điều, con dễ thành công
Nắm bắt giai đoạn vàng của con và đưa ra định hướng đúng đắn sẽ giúp con có tiềm năng trở thành người ưu tú.
- 15-08-2023Bước ngoặt trượt đại học của nam sinh thủ khoa tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
- 30-04-2023Con trai luôn đứng bét lớp bất ngờ đỗ Harvard, được các trường nổi tiếng tranh giành: Bước ngoặt đến từ cách dạy lạ lùng của cha tóm gọn trong chữ LƯỜI!
- 21-03-2023Nghỉ việc lương 7 con số để khởi nghiệp, tôi như ngồi trên “tàu lượn siêu tốc” mỗi ngày: Bước ngoặt cho ta cơ hội đổi đời nhưng cũng là "thứ rút cạn túi tiền" nhanh nhất
Trên thực tế, nhiều vấn đề tâm lý của trẻ đều bắt nguồn từ cách cha mẹ nuôi dạy trước 12 tuổi. Vì vậy, cha mẹ không nên bỏ lỡ 3 thời điểm tốt nhất này để giáo dục con.
3 tuổi: Nuôi dưỡng sở thích và phát triển trí tuệ là quan trọng nhất
Trẻ 3 tuổi tò mò về mọi thứ xung quanh và muốn tìm hiểu nên sẵn sàng quan sát, hỏi han. Vì vậy, khi đối mặt với "trăm ngàn câu hỏi tại sao" của con, chúng ta phải kiên nhẫn hơn, cố gắng giải thích cho con những gì có thể. Nếu không hiểu thì chỉ cần nói: "Mẹ không rõ lắm, con có thể hỏi bố, nếu bố không biết, mẹ sẽ tìm câu trả lời cho con trong sách nhé". Tóm lại, đừng làm mất đi sự tò mò và nhiệt tình đặt câu hỏi của con.
Ngoài ra, 3 tuổi cũng là giai đoạn phát triển trí tuệ đỉnh cao của trẻ. Trẻ sẽ muốn bắt chước, thi đua nên các mẹ cũng có thể tận dụng đặc điểm này của con để giúp con học những điều hay.
Ví dụ, nếu trẻ đôi khi ăn vương vãi thức ăn khắp nơi, thay vì la mắng, bạn nên nói: "Chúng ta thi xem ai ăn sạch nhé" để kích thích "tinh thần chiến đấu" của trẻ. Nếu trẻ không đi và đòi được mẹ bế, nên nói: "Chúng ta thi xem ai được đi trước nhé".
Khi giáo dục trẻ, đừng chỉ ham dạy kiến thức lý thuyết mà hãy dùng sự khéo léo để trẻ tiếp thu tự nhiên nhất. Ví dụ, khi đánh răng xong, bạn có thể bảo trẻ nhe răng ra và nói: "Ồ, răng con sạch rồi. Trong miệng con không còn sâu bọ nữa, con có thể ăn uống vui vẻ trở lại". Đối với trẻ 3 tuổi, học được bao nhiêu không quan trọng, điều quan trọng là khơi dậy niềm đam mê học tập của trẻ.
6 tuổi: Khen ngợi và động viên là quan trọng nhất
Trẻ 6 tuổi vâng lời, ngoan ngoãn và dễ thương nhưng đôi khi lại cứng đầu, ương bướng đến khó hiểu. Hơn nữa, ở độ tuổi này cái tôi của trẻ rất lớn, bé sẵn sàng chống đối để đòi quyền lợi của bản thân. Đây được coi là giai đoạn trưởng thành mà bé cần phải có để nhận biết đúng sai cũng như điều chỉnh thái độ của mình phù hợp với từng hoàn cảnh. Do đó, bố mẹ cần hết sức bình tĩnh để hỗ trợ và chỉ bảo con.
Một đứa trẻ 6 tuổi mong manh và nhạy cảm cần sự thấu hiểu và quan tâm tinh tế hơn từ cha mẹ. Khi con không làm tốt việc gì đó, hãy nhớ động viên con trước; khi con tiến bộ một chút, hãy nhớ đừng keo kiệt lời khen ngợi con.
Hãy nói chuyện với con về trường lớp, bạn bè và những thứ trẻ mơ ước về tương lai chẳng hạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo ra các hoạt động chung vào cuối tuần để gia đình có thời gian vui vẻ bên nhau như xem phim, chơi trò chơi, nấu cơm, đọc sách, tham gia các hoạt động ngoài trời… Bạn có thể yêu cầu bé giúp đỡ các việc vặt như dọn bàn, bày đồ ăn… để nuôi dưỡng thói quen cũng như phát triển ý thức trách nhiệm với gia đình.
12 tuổi: Tư duy độc lập là quan trọng nhất
Trẻ 12 tuổi bắt đầu thay đổi tâm lý, không còn dựa dẫm quá nhiều vào cha mẹ, trở nên hơi khó hiểu và có những bí mật nho nhỏ của riêng mình. Vì nhiều bậc cha mẹ không hiểu con đang nghĩ gì nên thường làm những việc như xem trộm nhật ký của con, giám sát con mọi lúc... Điều này dẫn đến hậu quả là con cái hoàn toàn khép lòng và không còn muốn tin tưởng vào cha mẹ nữa.
Điều cha mẹ phải làm là tôn trọng con cái và cho trẻ quyền tự lập. Đừng luôn nói với giọng ra lệnh: "Con phải làm điều này!" sẽ khiến trẻ trở nên nổi loạn hơn, thay vào đó có thể thay đổi giọng điệu: "Con muốn làm gì?". Cha mẹ thông minh hãy trả lại quyền lựa chọn cho con.
Chẳng hạn, nếu con học kém môn Toán, nhiều bậc cha mẹ chỉ nói: "Hãy nỗ lực hơn nữa". Bạn có thể thay đổi thành: "Mẹ trước đây rất kém môn Toán, nhưng mẹ luôn nhờ giáo viên cho lời khuyên bất cứ khi nào có thời gian, hoặc hỏi những người bạn cùng lớp giỏi môn đó, rồi mẹ nhận ra rằng môn Toán không khó đến thế. Con nghĩ con có thể làm gì để cải thiện môn Toán không?”.
Việc đưa ra lựa chọn và để trẻ suy nghĩ giải pháp có thể kích thích lòng tự trọng của trẻ. Sau khi trẻ nỗ lực đưa ra lựa chọn, đừng quên động viên con: "Ý tưởng này hay đấy, sao mẹ không nghĩ ra nhỉ? Con giỏi quá!". Bằng cách này, trẻ có thể phát triển thói quen suy nghĩ độc lập.
Phụ nữ mới