MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có 3 nhóm doanh nghiệp được Nhà nước “thiên vị”, nhưng 97% DN Việt Nam không có tên trong nhóm này

Trong báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam 2035 đưa ra những ngôn ngữ mà báo cáo chính thống trước đây chưa dùng đến, ví dụ như “chủ nghĩa thân hữu”.

  • Nông sản thực phẩm Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm. Đó là thiếu liên kết trong sản xuất, tiêu thụ; thiếu vốn và kinh phí; cơ sở, trang thiết bị chưa đáp ứng...

Cũng giống như bất kỳ quốc gia nào trong giai đoạn phát triển, Việt Nam cũng hình thành những nhóm doanh nghiệp thân hữu, lợi dụng quan hệ để xin ưu đãi về cơ chế, chính sách.

Việc thiên vị các DN nhà nước hay DN tư nhân có quan hệ thân hữu với nhà nước, đã làm giảm khả năng của cơ quan nhà nước trong việc ban hành các quy định phù hợp tối ưu với nguyên tắc quản lý kinh tế lành mạnh, làm méo mó thị trường.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, người trực tiếp xây dựng báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam 2035 cho biết, bà đã nêu thẳng trong báo cáo rằng Việt Nam không chỉ có sự phân biệt doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp tư nhân trong nước, mà còn có sự phân biệt giữa doanh nghiệp thân hữu và doanh nghiệp không thân hữu.

Doanh nghiệp thân hữu gồm có ba nhóm là doanh nghiệp nhà nước, một số lớn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một số ít doanh nghiệp tư nhân lớn của Việt Nam. Còn lại là doanh nghiệp không thân hữu, mà chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa”, bà Lan nói.

Nếu bạn chưa biết: Theo thống kê của VCCI, tại Việt Nam 97% doanh nghiệp trong nhóm nhỏ và vừa.

Và tình trạng này sẽ khó có thể thay đổi sớm.Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), ông Nguyễn Đình Cung cho rằng, mọi thứ có thể chuyển đổi trong vòng 5 năm tới, trong đó Nhà nước phải đóng vai trò đầu tàu, đi trước.

"Muốn Nhà nước thay đổi, phải có áp lực hành chính đủ mạnh với những người đứng đầu", ông Cung nhận định.

Mặc dù vậy, thực tế hiện nay cũng đã có sự cải cách thay đổi, nhưng tốc độ vẫn ở mức “từ từ”. Ngay cả việc thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ, lãnh đạo chỉ đạo rất quyết liệt với tinh thần cải cách hướng tới giảm rủi ro, chi phí cho DN. Nhưng khi triển khai không ít bộ vẫn chưa thực hiện tốt.

"Ví dụ như quy định về mức giới hạn và kiểm tra hàm lượng formaldehyt, giảm bớt rủi ro, DN đã có nhiều ý kiến đóng góp hợp lý, thậm chí Chính phủ trực tiếp chỉ đạo, nhưng Bộ liên quan ban hành quy định vẫn làm theo ý mình và công chức thực hiện vẫn “không bị sao cả”! Từ ví dụ đó, cho thấy, sức ỳ của cơ quan nhà nước, nếu không có áp lực đủ lớn từ bên ngoài, từ cộng đồng DN, yêu cầu hội nhập, chịu trách nhiệm giải trình đủ nghiêm khắc, sẽ rất khó tự thay đổi vì trách nhiệm kém và lo mất lợi ích cá nhân khi cải cách", ông Cung chia sẻ.

Theo Hoàng Vân

Trí thức trẻ/CafeBiz

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên