Có BĐS 17 tỷ đồng, cụ bà 93 tuổi vẫn đi nhặt ve chai, bị lạc ở ga tàu: Cảnh sát dẫn về nhà mới biết "bí mật động trời"
Dù sở hữu tài sản lớn nhưng cụ bà 93 tuổi vẫn sống tằn tiện, chắt chiu, thậm chí tiếc tiền mua 1 cái bánh? Vì sao lại như vậy?
- 20-11-2024Mẹ già U60 chu cấp 14 triệu đồng/tháng cho con trai suốt 10 năm, òa khóc khi nghe con nói 1 câu: Tưởng yêu chiều mà hại cả đời con
- 18-11-2024Mẹ già qua đời, 2 anh em về chia tài sản thì phát hiện 175 triệu đồng và một mảnh giấy: Kết quả không ai muốn nhận tiền
- 12-11-2024Mẹ già qua đời, 3 con trai nghe đọc di chúc đều chết lặng: không ai được thừa kế 1 đồng
Một bà cụ sống ở Thượng Hải, Trung Quốc, năm nay đã 93 tuổi. Dù một mình sống đơn độc, bà không chỉ có 1 bất động sản trị giá gần 500 vạn NDT (17 tỷ VND) mà mỗi tháng có 3000 NDT (gần 10 triệu VND) tiền lương hưu. Tuy nhiên, một cái bánh 5 NDT ( 17 nghìn đồng) bà không dám mua, mỗi ngày sống cuộc sống chắt chiu, đạm bạc.
Nguyên nhân cụ thể sự việc này là gì?
Một tấm lòng cao thượng
Bà cụ ấy tên là Ngũ Mỹ Thiên, năm nay 93 tuổi. Bà sống một mình, không có con cháu. Mọi người hàng xóm xung quanh thường xuyên khuyên bà nên vào viện dưỡng lão. Vì ở đó sẽ có người giúp đỡ, dù sao ở tuổi này sức khỏe không được tốt như hồi trẻ, vả lại có những việc bản thân tự làm không thuận tiện.
Ảnh minh họa
Dù mọi người khuyên như thế nào bà nhất quyết không đồng ý. Bà cho rằng mình vẫn còn khỏe, không cần người khác chăm sóc.
Hằng ngày, khi đi ra ngoài, lúc nào bà cũng cầm theo một chiếc bao tải để nhặt những chai lọ lề đường. Mọi người đều cảm thấy rất kỳ lạ và nghĩ rằng bà rất khó khăn. Một lần, người hàng xóm của bà thấy bà trên đường nhặt rác, nhìn thấy một quán bánh xèo 5 NDT (17 nghìn VND) mà bà đắn đo mãi không dám lại gần. Mãi đến lúc sau, bà mới tới quán để mua. Sau một hồi lưỡng lự, bà quyết định nữa không mua vì 5 NDT (17 nghìn VND) quá đắt.
Nhưng thực tế, bà không phải là người thiếu tiền. Ngoài những tài sản như đất, nhà cửa, mỗi tháng bà có 1000 NDT (tương đương với 3,5 triệu VND) tiền lương hưu. Con số này không phải là ít, chứ không muốn nói là đủ cho bà sống một cuộc sống thoải mái, vô nghĩ. Vậy rốt cuộc tại sao bà lại chọn cuộc sống như vậy?
Cho đi là nhận lại
Ngày đầu năm mới của năm 2021, bà Ngũ Lệ Thiên bị lạc ở ga tàu Nam Sơn. Vì tuổi cao, sức khỏe yếu, mắt đã kém nên mãi không thấy đường ra. Vì không biết địa chỉ của bà nên mọi người xung quanh đã gọi điện báo cảnh sát.
Sau khi nắm được tình hình, cảnh sát tìm nơi ở và đưa bà về nhà.Về đến nhà, mọi người rất bất ngờ khi thấy một dòng chữ trên cánh cửa "Cho đi là thành tựu lớn nhất của đời người". Nhìn vào mấy dòng chữ này, cảnh sát nghĩ rằng thân phận của bà không phải là người bình thường.
Bà Ngũ Lệ Thiên dành hết số tiền mình có để làm từ thiện
Mọi chuyện được hé lộ khi cảnh sát trò chuyện với bà. Bà cụ chia sẻ: "Không phải tôi không có tiền mà tôi muốn dành hết số tiền đó quyên tặng cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn tôi".
"Năm 2013, tôi có duyên với các cháu ở vùng núi, biết được tình hình học tập của các cháu, tôi đã đem hết tài sản tích cóp của mình để quyên tặng."
Vừa nói, đôi mắt của bà sáng lên, ánh lên bao niềm tin, thiết tha, hy vọng. Bà cụ như đang nhớ lại cảnh các em vùng vùi núi tung tăng được đến trường, được đi học.
Bà kể thêm, có lần đi du lịch, bà đi qua trường tiểu học vùng núi Quỳ Châu. Tất cả các lớp học đều xập xệ, cũ nát, bàn học, bàn ghế xuống cấp. Chỉ có điều là thần sắc đôi mắt các cháu vẫn sáng long lanh. Mong muốn các cháu có một ngôi trường khang trang, sạch đẹp hơn nên bà đã bỏ tiền để sửa chữa lại trường đồng thời mua thêm đồ dùng học tập.
Bản thân bà không phải là người giàu có. Thế nên, bà quyết định bán đi căn nhà của mình mua một căn nhà nhỏ hơn. Tiền bán nhà tiếp tục quyên góp để xây trường cho các cháu.
Một thời gian sau, bà không còn tài sản tích lũy, nhưng điều ấy không ngăn cản được bà. Mỗi tháng bà có 1 nghìn NDT (tương đương với 3,5 triệu VND) tiền lương hưu, bà chỉ để lại 300 NDT (1 triệu VND), phần còn lại bà đều khuyên góp cho người cần giúp đỡ.
Hoàn cảnh khiến người khác cảm động
Được biết, bà cũng không phải là người may mắn. Ngay từ khi sinh ra bố bà đã qua đời, trong nhà chỉ có mỗi một mình mẹ gánh vác. Cuộc sống gia đình đông con khiến mỗi bữa cơm phải chạy vạy khắp mọi nơi. Từ ấy, bà nhận thức rằng: được ăn no là điều hạnh phúc nhất.
Đương trong những ngày tháng khó khăn, bà nhận được sự giúp đỡ của một người, điều này làm ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ bà. Bà hứa, sẽ cố gắng nỗ lực để trở thành giáo viên và luôn cống hiến hết mình cho xã hội.
Bà đã từng yêu một người. Nhưng không may, đúng ngày trước khi kết hôn thì người "bạn đời tương lai" bị tai nạn giao thông qua đời. Khi ấy, bà quyết định sẽ không kết hôn nữa.
Giờ đây nhìn lại, những đóng góp, tình cảm của bà đã trở thành ánh sáng trong lòng những đứa trẻ nghèo khó. Dù bản thân trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng điều ấy không làm bà ngừng nhớ đến những điều tốt đẹp từ người khác và tiếp tục lan tỏa nó cho những người xung quanh.
Nguồn Toutiao
ĐSPL