MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cô bé 5 tuổi lén ăn dâu tây trong siêu thị, nhân viên yêu cầu bồi thường, người mẹ chỉ nói 1 câu mà tất cả phải phục sát đất

09-12-2024 - 08:19 AM | Sống

Cách xử lý tình huống của người mẹ nhận được nhiều lời khen.

01

Tiểu Lệ (Trung Quốc) có một cô con gái 5 tuổi tên là Đóa Đóa, thông minh, lanh lợi và rất đáng yêu. Một ngày nọ, Tiểu Lệ dẫn Đóa Đóa đến siêu thị để mua một số đồ dùng hàng ngày.

Siêu thị với đủ loại hàng hóa hấp dẫn đã thu hút sự tò mò của Đóa Đóa. Trên đường đi, cô bé không ngừng nhìn ngó, sờ mó mọi thứ với đôi mắt tràn đầy hiếu kỳ.

Vì mải mê xem và chọn các loại hoa quả được bày bán, Tiểu Lệ không để ý rằng Đóa Đóa đã lén mở một hộp dâu tây, lấy một quả bỏ vào miệng ăn. Khi Tiểu Lệ phát hiện ra thì đã muộn. Đúng lúc đó, một nhân viên siêu thị nhìn thấy cảnh này và lập tức bước tới.

Cô bé 5 tuổi lén ăn dâu tây trong siêu thị, nhân viên yêu cầu bồi thường, người mẹ chỉ nói 1 câu mà tất cả phải phục sát đất- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nhân viên với giọng nghiêm khắc trách mắng Đóa Đóa, đồng thời nói với Tiểu Lệ: "Con gái chị đã ăn một quả dâu tây, hộp dâu tây này không thể bán được nữa. Giá là 90 tệ (khoảng 350k), chị phải bồi thường toàn bộ".

Nghe xong, Tiểu Lệ bình tĩnh trả lời: "Tôi thừa nhận hành vi của con gái tôi là không đúng và tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm. Nhưng con bé chỉ ăn một quả dâu tây, không làm hỏng cả hộp, tại sao phải bồi thường giá của cả hộp?".

Câu trả lời của Tiểu Lệ nhận được sự đồng tình của những khách hàng xung quanh. Trước ánh mắt và lời bàn tán của mọi người, nhân viên siêu thị có phần lúng túng và không nói gì thêm.

Tiểu Lệ nhân cơ hội này dạy Đóa Đóa rằng cần tuân thủ quy tắc ở nơi công cộng, đồng thời giải thích một cách kiên nhẫn về việc tôn trọng thành quả lao động của người khác.

02

Những hành động giáo dục sai lầm của cha mẹ khi trẻ phạm lỗi

Mặc dù cách xử lý của Tiểu Lệ rất đáng để học hỏi, nhưng trong thực tế, không ít bậc cha mẹ lại có cách xử lý sai lầm khi con phạm lỗi, điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ.

1. Trách mắng trẻ một cách thiếu lý do

Một số cha mẹ khi biết con mắc lỗi liền lập tức trách mắng hoặc thậm chí làm con xấu hổ. Ví dụ, có một bà mẹ khi đưa con đi siêu thị, phát hiện con ăn mấy quả dâu tây bị nhân viên bắt gặp. Bà mẹ đó liền lớn tiếng mắng con ngay trước mặt mọi người mà không hề nể tình.

Hành động này sẽ làm tổn thương nghiêm trọng lòng tự trọng và cảm giác an toàn của trẻ. Trẻ không chỉ sợ hãi cha mẹ mà còn dễ nảy sinh sự tự ti trong lòng. Hơn nữa, việc trách mắng mà không giải thích bản chất của lỗi sai sẽ khiến trẻ không nhận thức được lỗi lầm của mình, khiến giáo dục trở nên kém hiệu quả.

Cô bé 5 tuổi lén ăn dâu tây trong siêu thị, nhân viên yêu cầu bồi thường, người mẹ chỉ nói 1 câu mà tất cả phải phục sát đất- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

2. Bao che cho trẻ, không để trẻ chịu trách nhiệm

Ngược lại, một số cha mẹ khi con phạm lỗi lại chỉ biết che chở, bao biện.

Từng có một bà mẹ khi con dùng tay bốc bánh trong tiệm bánh, không những không ngăn cản mà còn nói với nhân viên: "Trẻ con còn nhỏ, không hiểu chuyện, người lớn không nên chấp nhặt với trẻ con".

Việc yêu thương quá mức này thực chất là một "vết thương mềm mại". Nếu trẻ không được dạy về quy tắc trong thời gian dài, chúng sẽ dễ trở nên ích kỷ và khó hòa nhập với xã hội sau này.

3. Trốn tránh vấn đề, dẫn con bỏ đi

Tệ hơn nữa, có cha mẹ khi con phạm lỗi lại chọn cách trốn tránh vấn đề. Ví dụ, trong một cửa hàng ăn sáng, một đứa trẻ vứt khăn giấy bẩn vào nồi cháo, làm hỏng cả nồi. Người mẹ không những không xin lỗi mà còn kéo con bỏ đi ngay lập tức.

Hành động này vô tình dạy trẻ một bài học sai lầm: "Phạm lỗi thì chỉ cần trốn tránh là xong".

03

Làm thế nào để hướng dẫn trẻ nhận thức lỗi sai một cách đúng đắn?

Khi trẻ phạm lỗi, cha mẹ cần làm gì để vừa giúp trẻ nhận ra lỗi lầm vừa bảo vệ lòng tự trọng của chúng?

1. Bình tĩnh giao tiếp, tìm hiểu sự việc

Khi trẻ phạm lỗi, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là giữ bình tĩnh, tìm hiểu rõ ngọn nguồn sự việc. Hãy nhẹ nhàng hỏi con: "Tại sao con lại làm như vậy?".

Việc lắng nghe suy nghĩ của trẻ sẽ giúp cha mẹ có cách giáo dục phù hợp hơn.

2. Kịp thời sửa sai, để trẻ chịu trách nhiệm

Cha mẹ cần nói rõ với trẻ: "Hành động của con là sai, việc này đã gây rắc rối cho người khác".

Đồng thời, hướng dẫn trẻ xin lỗi và sửa chữa lỗi lầm. Ví dụ, nếu trẻ ăn dâu tây trong siêu thị, hãy để trẻ tự mình xin lỗi nhân viên và bồi thường thiệt hại.

Cô bé 5 tuổi lén ăn dâu tây trong siêu thị, nhân viên yêu cầu bồi thường, người mẹ chỉ nói 1 câu mà tất cả phải phục sát đất- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

3. Bảo vệ lòng tự trọng của trẻ, tránh chỉ trích quá mức

Mặc dù việc giáo dục trẻ là cần thiết, cha mẹ cũng cần chú ý bảo vệ lòng tự trọng của trẻ. Đừng dùng những từ ngữ xúc phạm hay lớn tiếng mắng trẻ ở nơi đông người, mà nên chọn không gian riêng tư để trao đổi.

4. Tự xem xét và làm gương cho trẻ

Hành vi của trẻ phần lớn phản ánh cách giáo dục trong gia đình. Cha mẹ có tuân thủ quy tắc, có tôn trọng người khác hay không, đều sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến trẻ. Vì vậy, hãy làm tấm gương tốt để trẻ noi theo.

Trẻ phạm lỗi là điều không thể tránh khỏi trong quá trình trưởng thành. Điều quan trọng là cách cha mẹ xử lý. Một phương pháp xử lý lý trí, bình tĩnh và có tính giáo dục sẽ giúp trẻ học hỏi từ những lỗi lầm, đồng thời cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Hãy trân trọng từng cơ hội dạy dỗ con, bởi mỗi sai lầm là một bước tiến gần hơn đến tương lai trưởng thành và vững vàng của trẻ!

Theo Thiên An

Thanh niên Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên