Cô bé "nổi tiếng" nhờ bức ảnh đu dây cáp vượt sông đi học gây chấn động năm nào giờ ra sao?
Năm 2007, hình ảnh một bé gái 8 tuổi có vóc dáng nhỏ xíu tự đeo dây cáp và băng qua sông Nộ Giang để đi học đã gây xôn xao mạng xã hội Trung Quốc.
- 26-01-2024Có mẹ là BTV giọng miền Nam hot nhất VTV, cô bé này không chỉ xinh như hoa hậu mà còn được dạy cực khéo
- 21-01-2024Cô bé khiếm thính từng đóng quảng cáo Tết khiến ai xem cũng khóc, nhan sắc hiện gây ngỡ ngàng
- 13-01-2024Vụ "bom hàng" kỳ lạ của cô bé ve chai và chị chủ shop: Khi người lạ hóa người ơn
Ở Trung Quốc có một cô gái đến từ miền núi, đu dây vượt sông lớn để đến trường mỗi ngày, cuối cùng cũng đậu Đại học Y Côn Minh. Sau khi tốt nghiệp, cô đã quyết định quay trở lại vùng núi một lần nữa.
Cô gái này là Từ Yến Kháp, từng nổi tiếng trên khắp báo đài Trung Quốc với biệt danh “cô bé đu dây hiếu học”.
"Em cứ nghĩ là những đứa trẻ đều phải đu dây để đến trường". Đây là những gì Từ Yến Kháp đã nói trong một cuộc phỏng vấn. Câu nói này khiến rất nhiều người rơi nước mắt, cô bé khi ấy chưa từng bước ra khỏi vùng núi nơi mình sinh ra.
Lúc 8 tuổi, Từ Yến Kháp đã đủ tuổi đi học, nếu muốn đến trường, em phải học một kỹ năng đặc biệt, đó là “đu dây” .
Nhà của Từ Yến Kháp ở làng Bố Lạp, huyện Phúc Cống, Châu tự trị dân tộc Lật Túc Nộ Giang (Vân Nam, Trung Quốc). Cách duy nhất để các hộ dân sống trên núi di chuyển mỗi ngày là đu dây cáp để vượt qua dòng nước Nộ Giang chảy xiết. Nguy hiểm là thế, nhưng người lớn và trẻ nhỏ trong làng đều quen với cách di chuyển này.
Đến tuổi phải đi học, cha bắt đầu dạy cho Từ Yến Kháp cách đu dây qua sông. Nhìn dòng sông đang chảy ầm ầm dưới chân mình, em có chút sợ hãi. Nhưng với lòng háo hức đến trường gặp nhiều bạn bè, em đã dũng cảm gạt bỏ nỗi sợ hãi sau lưng.
Và cứ thế, một ngày hai lần đu dây qua sông, Từ Yến Kháp và nhiều bạn nhỏ khác đã xem lộ trình từ nhà đến trường này là một phần của cuộc sống.
Năm 2007, Đới Linh Yến, phóng viên của Đài truyền hình Giang Tô, đến Nộ Giang để làm bài phóng sự. Khi định cất máy ảnh và quay về, cô chợt nhận thấy một bóng đen nhỏ đang di chuyển trên sông.
Nữ phóng viên tò mò phóng to camera, cô sợ hãi trước cảnh tượng một đứa trẻ đang đu dây. Thế là cô đã quay lại toàn bộ quá trình cảnh Từ Yến Kháp mặc áo đỏ và mang cặp đi học, thân hình nhỏ bé di chuyển băng ngang con sông chảy sâu bên dưới.
Lúc này, Từ Yến Kháp không biết mình đã bị phóng viên ghi hình, cũng không biết rằng nhờ vậy là vận mệnh của cả làng sắp được thay đổi.
Phóng viên Đới Linh Yến đợi Từ Yến Kháp qua sông. Nhìn nữ phóng viên cầm máy ảnh, Từ Yến Kháp mới 8 tuổi ngượng ngùng vì ít khi gặp người ngoài làng.
Nhưng khi Đới Linh Yến hỏi Từ Yến Kháp liệu em có sợ qua sông như thế này khôn. Cô bé khẽ lắc đầu, lúc đó nữ phóng viên đau lòng đến mức suýt rơi nước mắt.
Đới Linh Yến quyết định giúp đỡ Từ Yến Kháp nên đã chụp một bức ảnh đẹp hơn. Trong ảnh, Từ Yến Kháp mặc một bộ đồ màu xanh lá cây sờn cũ nhưng sạch sẽ và trên tay cầm bộ dụng cụ dây qua sông.
Cảnh tượng đáng buồn là đôi dép dưới chân Từ Yến Kháp, em đang đi đôi dép có hai màu khác nhau. Nữ phóng viên nhìn mà không khỏi ngậm ngùi.
Dù điều kiện sống khó khăn nhưng cô bé vẫn rất lạc quan, không cảm thấy mình đau khổ vì cả làng đều như thế này, hàng ngày trẻ em đều phải đu dây đến trường.
Đoạn video của Đới Linh Yến đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của mọi người.
Ngay sau đó, Truyền hình tỉnh Giang Tô và hơn 20 phương tiện truyền thông Trung Quốc đã phát động một sự kiện từ thiện và quyên góp được hơn 1,4 triệu NDT (khoảng 4,85 tỷ đồng) để xây dựng cây cầu từ thiện cho làng Bố Lạp.
Tháng 3/2008, cây cầu được đưa vào sử dụng và Dư Yên Cáp trở thành người dân địa phương đầu tiên đi qua cầu. Sự xuất hiện của cây cầu còn giúp dân làng nhìn thấy tia hy vọng dẫn ra thế giới bên ngoài. Làng bắt đầu trồng cây nông nghiệp và thu nhập tăng lên rất nhiều.
Tuy nhiên, nghịch cảnh chưa dừng lại với Dư Yên Cáp. Căn bệnh hiểm nghèo đã cướp đi cha của cô bé và giáng một đòn nặng nề vào gia đình vốn rất nghèo khó này.
Với sự ủng hộ của nhiều mạnh thường quân, Dư Yên Cáp có cơ hội học hành và đến thăm các thành phố như Côn Minh hay Bắc Kinh. Điều này đã giúp mở rộng tầm nhìn của cô bé vốn chưa bao giờ ra khỏi lũy tre làng.
"Những mạnh thường quân là ngọn hải đăng hy vọng, giúp em định hướng những chặng đường đen tối của cuộc đời mình. Vì vậy, em càng quyết tâm học tập chăm chỉ hơn”, nữ sinh nói.
Năm 2018, Yên Cáp thi vào trường Cao đẳng Y tế Lâm sàng số 2 của Đại học Y Côn Minh với số điểm ấn tượng 568 điểm, trở thành đứa trẻ đầu tiên trong làng được nhận vào đại học.
"Khoảnh khắc trở thành sinh viên đại học, em đã quyết định đền đáp bằng cách cống hiến hết mình cho quê hương. Có rất nhiều người đã giúp đỡ em trong suốt chặng đường. Em sẽ không thể ở đây nếu không có họ. Em luôn biết ơn họ”, Yên Cáp nói.
Yên Cáp luôn nhớ rằng chính sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người đã thay đổi số phận của cô và đưa làng quê nghèo khó phát triển nhanh chóng. Vì vậy, khi vào Đại học Y Côn Minh, nữ sinh càng quyết tâm trang bị kiến thức và kỹ năng cho mình thật tốt để đền đáp quê hương.
Tháng 6/2023, Từ Yến Kháp, 22 tuổi, sắp hoàn thành việc học. Vì Từ Yến Kháp có thành tích rất tốt ở trường nên giáo viên cũng giới thiệu cho cô một số bệnh viện lớn. Nhưng cô gái nhất quyết muốn trở về quê hương Nộ Giang và sử dụng kiến thức đã học để giúp đỡ dân làng.
Cuối cùng, Từ Yến Kháp đã chọn làm việc trong Bệnh viện Nhân dân Nộ Giang.
Theo Yên Cáp, dù điều kiện y tế ở quê hương còn kém nhưng là người lớn lên ở đây, cô gái có trách nhiệm phải nỗ lực để góp phần thay đổi tình trạng này.
"Em sẽ làm việc chăm chỉ để đóng góp những gì em đã học được cho mục đích nâng cao sức khỏe ở quê hương em” .
Xem thêm: Chân dung nam sinh lớp 9 được tuyển thẳng vào đại học top 1 châu Á
Cô gái 23 tuổi đang trở thành một bác sĩ được người dân tin tưởng và là tấm gương truyền cảm hứng cho lũ trẻ trong làng. Tháng 1/2024, Dư Yên Cáp đạt danh hiệu Top 10 phụ nữ nông dân mới của năm 2023.
"Trên đời không có gì có thể đạt được một cách ngẫu nhiên. Nhưng khi cơ hội đến, bạn phải nắm bắt nó. Chỉ bằng cách hoàn thiện bản thân và học hỏi kiến thức, bạn mới có thể thực sự thay đổi môi trường và thay đổi vận mệnh của chính mình" , Dư Yên Cáp chia sẻ.
Đời sống & pháp luật