MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có đến 74% doanh nghiệp khẳng định cần hoàn thiện Kiểm toán nội bộ trong hệ thống vận hành

21-03-2019 - 13:44 PM | Doanh nghiệp

Theo thống kê, trong khi hầu hết những người tham gia khảo sát đều đánh giá cao vai trò quan trọng của Kiểm toán nội bộ (KTNB), thì chỉ một phần trong số họ nhận thấy hiệu quả mà chức năng KTNB hiện đang mang lại cho tổ chức. Nhìn chung có đến 74% các công ty cho rằng cần phải hoàn thiện công tác KTNB trong doanh nghiệp của họ.

Ghi nhận tại Khảo sát rủi ro do EY thực hiện với các thành viên Ủy ban kiểm toán, các giám đốc điều hành và giám đốc tài chính trên toàn cầu mới đây, có đến 96% các công ty cho rằng quản trị rủi ro hiệu quả có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh trong dài hạn; 94% các công ty cho rằng chức năng Kiểm toán nội bộ (KTNB) của họ đóng vai trò quan trọng trong quản trị rủi ro; 94% công ty được yêu cầu cải thiện phạm vi rủi ro được kiểm toán trong hoạt động KTNB; 44% các công ty tin rằng hoạt động KTNB đang hỗ trợ cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu; 38% các tổ chức cho rằng chức năng KTNB của họ hoạt động hiệu quả đồng đều trên tất cả các khu vực địa lý; 37% các tổ chức cho biết chức năng KTNB của họ có tham gia vào các quyết định kinh doanh và các chiến lược kinh doanh quan trọng; 32% các tổ chức cho rằng chức năng KTNB của họ là nguồn cung cấp các lãnh đạo doanh nghiệp trong tương lai.

Theo thống kê, trong khi hầu hết những người tham gia khảo sát đều đánh giá cao vai trò quan trọng của KTNB, thì chỉ một phần trong số họ nhận thấy hiệu quả mà chức năng KTNB hiện đang mang lại cho tổ chức. Nhìn chung có đến 74% các công ty cho rằng cần phải hoàn thiện công tác KTNB trong doanh nghiệp của họ.

Liên quan đến vấn đề bộ phận KTNB doanh nghiệp, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 5/2019/NĐ-CP quy định về công tác KTNB trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2019. Trong đó, các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện công tác KTNB gồm: Các công ty niêm yết; doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Nghị định cũng khuyến khích các doanh nghiệp khác thực hiện công tác KTNB.

Đa phần các HĐQT tại nhiều doanh nghiệp toàn cầu kỳ vọng rất nhiều vào bộ phận KTNB có thể củng cố thêm niềm tin cổ đông với công ty, linh hoạt hoá hoạt động, hiệu quả hoá chi phí. Theo ông Hoàng Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty PwC Việt Nam và nguyên là chuyên gia tư vấn quốc tế hỗ trợ xây dựng Nghị định 5, đây sẽ là một động lực mới thúc đẩy tính minh bạch trong quản trị công ty. "Với việc Nghị định 5 được ban hành, chắc chắn các doanh nghiệp, tổ chức sẽ cần đầu tư vào chức năng KTNB một cách nghiêm túc hơn, để KTNB có thể thực hiện đúng vai trò rà soát và đánh giá độc lập các quy trình quản trị, quy trình quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp", ông Hùng cho biết.

Tuy nhiên, hai vấn đề trăn trở lớn đến nay phải kể đến: (i) "Kiểm toán nội bộ có được các năng lực phù hợp và phân bổ nguồn lực hợp lý?" và (ii) "Làm sao có thể tận dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả Kiểm toán nội bộ?". Để giải đáp vướng mắc, cần sự hỗ trợ từ HĐQT cho đơn vị KTNB trong một doanh nghiệp, giới chuyên gia cho biết, đơn cử:

+ HQQDT hỗ trợ xác định chức năng nhiệm vụ phù hợp cho KTNB và đảm bảo thẩm quyền đầy đủ cho Kiểm toán nội bộ để họ có thể thực hiện được chức năng nhiệm vụ của mình;

+ Xác định kênh báo cáo phù hợp cho KTNB để họ đảm bảo được tính độc lập;

+ Thiết lập mối quan hệ hỗ trợ giữa KTNB với các chức năng rủi ro khác, như pháp chế, bảo mật, an toàn sức khỏe và môi trường, tuân thủ và rủi ro tín dụng, nhằm đảm bảo tránh sự trùng lắp trong phạm vi công việc của các chức năng này;

+ Tham gia vào công tác đánh giá rủi ro và lập kế hoạch KTNB; Giám sát hiệu quả và năng lực của KTNB.

Tri Túc

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên