Có đến 60% doanh nghiệp tự nguyện “đút lót” để giảm phiền hà
“50-60% doanh nghiệp chi trả chi phí không chính thức vì cho rằng để giảm phiền hà, duy trì quan hệ, né tránh nghĩa vụ, việc chi trả phần nào xuất phát từ chính doanh nghiệp”, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết.
- 22-06-2017Phát triển doanh nghiệp tư nhân: “Cần bình đẳng, không cần ưu đãi”
- 22-06-2017Đầu tư vào Khu Công nghệ cao Hoà Lạc: Quy mô vốn từ 4.000 tỷ đồng được đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 30 năm
- 21-06-2017Quốc hội lập đoàn giám sát quản vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Doanh nghiệp chi trả né tránh nghĩa vụ
Tại Diễn đàn Phát triển doanh nghiệp Việt Nam năm 2017 diễn ra vào sáng 22/6, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) dẫn số liệu khảo sát PCI năm 2016 cho biết, doanh nghiệp càng lớn càng bị gánh nặng thanh tra, kiểm tra. Tần suất thanh tra kiểm tra nhiều là Công nghiệp và dịch vụ thương mại; 14% doanh nghiệp cho biết bị thanh tra kiểm tra trùng lặp. Bên cạnh đó, có đến 65% doanh nghiệp cho biết thực hiện thủ tục hành chính khó khăn.
Cũng theo ông Tuấn, 50-60% được khảo sát cho biết, họ chi trả chi phí không chính thức vì cho rằng để giảm phiền hà, duy trì quan hệ, né tránh nghĩa vụ. “Việc chi trả phần nào xuất phát từ chính doanh nghiệp, không hẳn chi trả để theo yêu cầu và sách nhiễu của thanh tra kiểm tra”, ông Tuấn nói.
“Chi phí không chính thức doanh nghiệp không chỉ là nạn nhân còn là tác nhân, coi đây như lợi thế cạnh tranh của mình, thể hiện môi trường kinh doanh không minh bạch. Doanh nghiệp lớn đón các đoàn thanh kiểm tra, dường như doanh nghiệp lớn thuộc nhiều cấp quản lý hơn. Ngoài việc chi trả như doanh nghiệp nhỏ doanh nghiệp lớn còn chi trả trong xin cấp phép, duy trì quan hệ ở cấp cao hơn”, ông Tuấn nói thêm.
Chi phí không chính thức một phần do chính doanh nghiệp "tự nguyện"
Đại diện VCCI tại diễn đàn cũng cho biết, nhiều doanh nghiệp FDI sợ việc ban hành quá nhiều quy định, họ đánh giá rủi ro thay đổi chính sách và rủi ro lớn.
Ông Tuấn cũng cho biết, gánh nặng với doanh nghiệp siêu nhỏ rất lớn. Hộ kinh doanh lên doanh nghiệp sẽ là tín hiệu tốt, Việt Nam cần nhiều doanh nghiệp cỡ vừa, cỡ lớn, nếu cứ li nhi, không đầu tư bài bản sẽ rất khó khăn.
“Chi phí chính thức có chi phí logistic, hạ tầng, tuân thủ pháp lý, ngăn ngừa khủng hoảng rủi ro tuy nhiên, hôm nay thêm vấn đề nội tại doanh nghiệp và vấn đề người Việt, chúng ta đang chi trả cho chi phí không chính thức”, ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nhận xét.
Lãi suất cho vay đang cao hay thấp?
Đặt vấn đề lãi suất cho vay hiện nay cao hay thấp, chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng mức lãi suất 7-9% là bình thường. “Doanh nghiệp vay tiền đồng, không thể so sánh lãi suất, mức độ mất giá với Malaysia, Philippines, Nhật Bản…”, ông Ánh nói.
Cũng theo ông Ánh, có vô số lý do để không thể giảm lãi suất cho vay nếu doanh nghiệp còn tư duy xin, khi chúng ta còn xin Bộ ngành còn cho, doanh nghiệp sẽ không thể lớn lên được.
Tuy nhiên, ở góc độ doanh nghiệp, đại diện Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, ông Nguyễn Thế Điệp lại cho rằng, doanh nghiệp đang khó khăn trong việc tiếp cận vốn và lãi suất cho vay cao.
Theo ông Điệp, việc tiếp cận vốn cực kỳ khó, từ doanh nghiệp lớn đến doanh nghiệp nhỏ, các ngành nghề bất động sản vốn lớn đến đâu cũng hữu hạn vì không những cần nhiều vốn và còn kéo dài. Huy động đang vướng rào cản theo Nghị định 14 chỉ được huy động từ quỹ và ngân hàng trong khi chu kỳ bất động sản 3-5 năm thậm chí 10 năm.
“Tôi hơi trái với ông Ánh, giá vốn Việt Nam quá cao, xuất phát từ lý do độc quyền, nếu không kéo thấp xuống làm nền kinh tế không có sức cạnh tranh, cần cơ chế chính sách điều chỉnh ở vĩ mô”, ông Điệp nói.
Ông Võ Trí Thành bổ sung, khi nhìn vào mức lãi suất cần nhìn nhiều yếu tố liên quan như lạm phát, sự lành mạnh của tài chính ngân hàng… không phải chỉ con số danh nghĩa.
Thứ 2, riêng lĩnh vực bất động sản là phức tạp không chỉ sản xuất kinh doanh còn là sự ổn định của hệ thống ngân hàng, vĩ mô, sự phát triển hệ thống tài chính, làm thế nào để hài hoà trong bối cảnh cần bất động sản phục hồi nhưng không gây bong bóng.
BizLive