MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cô gái 20 tuổi bị động kinh do thói quen nhiều người trẻ mắc phải, bác sĩ cảnh báo nó có ít nhất 9 tác hại khủng khiếp khác

02-09-2021 - 21:29 PM | Sống

Thức khuya ngày nay đã trở thành thói quen phổ biến với hầu hết các bạn trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rằng đây là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh tật nguy hiểm.

Ngày 31/08/2021, một cô gái 20 tuổi sống tại Thiểm Tây (Trung Quốc) đã phải nhập viện trong trạng thái co giật và có các triệu chứng khác của bệnh động kinh. Khi được đưa đến Bệnh viện Tây An (Thiểm Tây, Trung Quốc), cơn co giật của cô trở nên mất kiểm soát, sau đó bất tỉnh trong tư thế chân tay co quắp, các y bác sĩ lập tức đưa cô vào phòng cấp cứu.

Sau nhiều nỗ lực của các bác sĩ, may mắn là cô đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm, tinh thần bắt đầu ổn định trở lại. Cô cho biết, bản thân có thói quen thức khuya đã lâu, sớm nhất cũng từ 1 đến 2 giờ sáng mới bắt đầu đi ngủ.

Ngoài ra, cô cũng thường xuyên tiệc tùng với bạn bè đến khuya. Vào những đêm ngủ muộn hoặc thức trắng, cô gái trẻ này thường uống 1 chút bia. Đây vừa là sở thích, cũng là cách để cô giữ cho mình tỉnh táo, thoát khỏi cơn buồn ngủ.

Bác sĩ điều trị đưa ra kết luận: cô gái bị co giật và bất tỉnh vì thức khuya lâu ngày. Bệnh nhân bị thiếu ngủ trầm trọng, kết hợp với việc uống bia rượu trong trạng thái thiếu ngủ gây ra tình trạng não phóng điện bất thường, dẫn đến các triệu chứng động kinh.

Cô gái 20 tuổi bị động kinh do thói quen nhiều người trẻ mắc phải, bác sĩ cảnh báo nó có ít nhất 9 tác hại khủng khiếp khác - Ảnh 1.

Video ghi lại cảnh cô gái nhập viện được chia sẻ rộng rãi và tạo nên làn sóng quan tâm cực kỳ mạnh mẽ trên các diễn đàn mạng xã hội. Cộng đồng mạng, đặc biệt là những người trẻ bày tỏ sự lo lắng tột cùng, vì thức khuya, nhậu nhẹt cùng bạn bè với họ vốn là 1 thói quen khó bỏ.

Bác sĩ: dừng ngay việc thức khuya nếu không muốn bị bệnh tật tấn công!

Đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện Tây An vẫn chưa đưa ra thông tin nào cho biết cô gái có tiền sử động kinh hay các bệnh thần kinh khác. Trả lời phỏng vấn về trường hợp này, bác sĩ Lưu Tiểu Lý, Phó khoa Thần kinh Bệnh viện Chiết Giang (Trung Quốc) nhận định: thức khuya không trực tiếp gây ra bệnh động kinh, nhưng nó là 1 trong những yếu tố dễ dẫn đến bệnh này.

Tiến sĩ Vương Sang tại Bệnh viện liên kết thứ hai của Trường Y Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) cũng đồng ý với ý kiến của bác sĩ Lưu. Ông cho biết, nếu chỉ thức khuya sẽ không đủ gây ra bệnh động kinh, nhưng nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh này hoặc các bệnh về thần kinh, khi thức khuya lâu ngày khả năng biến chứng co giật là rất cao. Có thể nữ bệnh nhân 20 tuổi nói trên đã mắc bệnh về não nhưng chưa phát hiện trước đó.

Cả 2 chuyên gia đều nhận định động kinh là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt những năm gần đây tỷ lệ người trẻ chiếm hơn 1 nửa số lượng bệnh nhân. Bệnh chia làm 2 loại là vô căn và thứ phát, đa số có thể tìm ra nguyên nhân, nhưng cũng có những trường hợp bệnh ở người trẻ hoàn toàn vô căn.

Các ca thứ phát phổ biến bao gồm: nhồi máu não, xuất huyết não, chấn thương sọ não, u não... Cơ chế sinh bệnh động kinh rất phức tạp và vẫn chưa được hiểu đầy đủ, tuy nhiên các yếu tố như: thức khuya, thiếu ngủ, kích thích đèn flash, bỏ bữa sáng lâu ngày, ăn đêm nhiều, sử dụng quá nhiều sản phẩm điện tử và căng thẳng tinh thần kéo dài có thể gây ra bệnh động kinh.

Cô gái 20 tuổi bị động kinh do thói quen nhiều người trẻ mắc phải, bác sĩ cảnh báo nó có ít nhất 9 tác hại khủng khiếp khác - Ảnh 2.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng chỉ ra 9 tác hại khác của thức khuya bao gồm:

- Tăng cân hoặc béo phì.

- Suy giảm trí nhớ, mất tập trung, giảm trí thông minh.

- Tăng nguy cơ trầm cảm.

- Bệnh cao huyết áp, tăng mỡ máu, đường huyết bất thường.

- Gây ra các bệnh tim mạch, thần kinh, huyết khối.

- Suy giảm khả năng miễn dịch.

- Rối loạn chức năng tiêu hóa.

- Rối loạn nội tiết tố, suy giảm chức năng sinh lý.

- Đẩy nhanh quá trình lão hóa toàn cơ thể.

Vì vậy, muốn tránh xa bệnh tật, hãy dừng ngay việc thức khuya, ngủ sớm, ngủ đủ giấc và thường xuyên tập luyện thể thao, khám sức khỏe định kỳ.

Theo Khuê Lăng

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên