MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cô gái 25 tuổi bất ngờ được chẩn đoán ung thư gan, bác sĩ lắc đầu: Lối sống của cô chính là "chất xúc tác"

02-11-2020 - 07:13 AM | Sống

Không ngờ, chỉ một năm sau lần tái khám cuối cùng, gan của cô đã có một khối u lớn. Ban đầu, cô được chẩn đoán ung thư gan, xơ gan.

Đối với nhiều bạn trẻ, việc thức khuya có thể nói là rất phổ biến. Một số là do bận công việc, một số là do thức để xem điện thoại di động, xem phim truyền hình, chơi game... Tuy nhiên, dù mục đích là gì đi nữa thì bạn cũng cần nhớ một điều rằng: "Nghìn lần đừng nên thức khuya bởi nếu hay thức khuya thì ngay cả một người trẻ tuổi cũng khó có thể giữ được một cơ thể khỏe mạnh".

Bằng chứng là một phụ nữ 25 tuổi ở Thâm Quyến, Trung Quốc đã phát hiện bị ung thư, bác sĩ nói rằng thức khuya là chất xúc tác dẫn đến căn bệnh đó.

Tiểu Phấn (tên bệnh nhân đã được thay đổi) năm nay 25 tuổi, sống ở Bảo An, Thâm Quyến và làm việc trong một công ty CNTT. Tháng 8 năm nay, cô đi khám tại một bệnh viện theo chế độ của công ty thì được phát hiện có khối u ở thùy trước gan phải. Sau đó, cô đến Bệnh viện Thâm Quyến khám lại, chụp CT ổ bụng và làm các hình thức kiểm tra khác thì đều cho kết quả là có khối u đường kính 5cm, to bằng quả bóng bàn. Ban đầu, cô được chẩn đoán ung thư gan , xơ gan .

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan, Tiểu Phấn nói rằng cô không thể tin được: "Tôi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan B cách đây 10 năm và chưa điều trị, nhưng tôi thường đi kiểm tra lại sau mỗi 6 tháng. Các chỉ số của bệnh viêm gan B trước đây không có gì thay đổi và cũng không cần kiểm tra thêm. Giờ đây tôi lại có một khối u".

Vốn dĩ đầu năm nay cô phải đi kiểm tra lại nhưng do vướng phải đợt dịch COVID-19 và vì cảm thấy sức khỏe tốt, không có triệu chứng gì khác nên cô đã hoãn việc kiểm tra lại nửa năm. Không ngờ, chỉ một năm sau lần tái khám cuối cùng, gan của cô đã có một khối u lớn.

"Sáu tháng gần đây, công việc tương đối bận rộn, tôi thường xuyên thức đêm, có lẽ điều này có liên quan đến khối u", Tiểu Phấn bất lực nói.

Bác sĩ Tân Sinh, Phó giám đốc Khoa phẫu thuật gan mật và tuyến tụy của Bệnh viện Thâm Quyến thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung cho biết, bệnh ung thư gan của Tiểu Phấn có mối liên hệ rất lớn với bệnh viêm gan B mãn tính của cô. Ngoài ra, cô thường thức khuya và làm việc ngoài giờ trong sáu tháng qua. Nó là "chất xúc tác" của bệnh ung thư gan. Hiện các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật điều trị cho Tiểu Phấn, cô đang hồi phục tốt sau ca phẫu thuật và sẽ sớm được xuất viện về nhà để hồi phục sức khỏe.

Bác sĩ Tân Sinh cho biết thêm, 70% -80% ung thư gan phát triển trên cơ sở viêm gan siêu vi, và mất trung bình 20-25 năm để phát triển từ viêm gan sang ung thư gan.

Cô gái 25 tuổi bất ngờ được chẩn đoán ung thư gan, bác sĩ lắc đầu: Lối sống của cô chính là chất xúc tác - Ảnh 1.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư gan thường không rõ ràng, khi xuất hiện các triệu chứng như đau vùng gan, mệt mỏi, suy nhược, chướng bụng, sụt cân và các triệu chứng khác thì bệnh thường đã ở giai đoạn giữa và cuối. Các chuyên gia cho biết, bệnh nhân viêm gan virus phải mất trung bình 20-25 năm mới chuyển từ viêm gan mãn tính thành ung thư gan. Trong quá trình này, chỉ cần bạn chú ý theo dõi tải lượng virus viêm gan B và điều trị tích cực thì hầu hết bệnh nhân không thể phát triển thành ung thư gan.

Ung thư gan "thích" 4 kiểu người này

Những người có nguy cơ cao bị ung thư gan thường là:

1. Bị viêm gan B

Bản thân siêu vi viêm gan B không trực tiếp làm tổn thương các tế bào gan, mà do hệ thống miễn dịch của cơ thể con người nhận diện các tế bào gan đã bị nhiễm siêu vi, và tấn công phá hủy các tế bào này gây tổn thương gan. Khi quá trình này được tiếp diễn trong một thời gian dài trong nhiều năm, mô gan bị tổn thương sẽ thành những mô sẹo và có thể dẫn đến xơ gan, suy gan, thậm chí có một tỉ lệ diễn tiến ung thư gan.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bị nhiễm siêu vi viêm gan B cũng sẽ bị nhiễm siêu vi hoạt động suốt đời. Một số trường hợp, hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể sạch siêu vi trước khi chuyển thành viêm gan B mạn tính.

2. Bệnh nhân có người bị ung thư gan trong gia đình

Đầu tiên tôi phải nói rõ rằng ung thư gan không phải là căn bệnh di truyền mà mọi người thường tưởng tượng. Bệnh di truyền là bệnh do đột biến gen hoặc sai lệch nhiễm sắc thể gây ra, nói một cách đơn giản là bệnh di truyền từ bố mẹ sang con cái, phần lớn là bẩm sinh.

Tính di truyền của ung thư gan được coi là hiện tượng cộng gộp gia đình, ví dụ phổ biến nhất là người mẹ mắc bệnh viêm gan B truyền virus viêm gan B cho con khi sinh con.

Nhưng mẹ cũng đừng quá lo lắng, dù mẹ là người mang virus viêm gan B, chỉ cần trẻ được tiêm globulin miễn dịch viêm gan B và vắc-xin viêm gan B kịp thời là có thể kiểm soát tốt.

Cô gái 25 tuổi bất ngờ được chẩn đoán ung thư gan, bác sĩ lắc đầu: Lối sống của cô chính là chất xúc tác - Ảnh 2.

3. Người trên 40 tuổi

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan cao là sau 40 tuổi là nam giới trên 40 tuổi và nữ giới trên 50 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh của nam giới cao hơn nữ giới.

4. Người uống nhiều rượu bia

Nhiều người biết rằng những người uống rượu bia lâu ngày dễ bị "gan do rượu", từ đó có cơ hội phát triển thành xơ gan, sau đó là ung thư gan.

Làm sao để phòng tránh ung thư gan?

Người bình thường không mắc các bệnh về gan như viêm gan B, viêm gan C, xơ gan thì ít có nguy cơ mắc ung thư gan nên bạn cũng đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, lối sống kém cũng là một yếu tố quan trọng gây ra bệnh ung thư gan, vì vậy mọi người nên bắt đầu từ từng chút một:

- Bỏ thói quen uống nhiều bia rượu.

- Không ăn thức ăn bị mốc.

- Khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư hợp lý

Ngoài những điều trên, thói quen sinh hoạt tốt cũng rất quan trọng, đặc biệt là không được thức khuya.

Theo Sohu, QQ


Theo Tr Thu

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên