MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cô gái 28 tuổi mừng như bắt được vàng vì "được đi làm" sau 7 ngày nghỉ tết: Ở nhà chỉ thêm bất hòa!

13-02-2024 - 08:36 AM | Sống

Phải nghe quá nhiều lời thúc giục, cô gái trẻ đã có khi không tìm ra tiếng nói chung với gia đình.

Lưu Hy quê ở Quảng Đông nhưng làm việc ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Cô chỉ về quê vào dịp lễ tết. Mỗi lần về nhà, cha mẹ đều thúc giục cô chuyện cưới xin. Trên thực tế, cô có "ba nỗi sợ" khi về quê đón năm mới: Một là sợ bố mẹ nói lời tâm tình, hai là sợ những lời chúc của họ hàng, ba là sợ bạn bè cùng lớp sum họp. Bởi dù thế nào đi nữa, ở tuổi 28, Lưu Hy cũng giống như nhiều người khác đang bị nhắc nhở chuyện lập gia đình!

Trong suốt kỳ nghỉ lễ kéo dài 7 ngày, Lưu Hy hết sức cẩn thận đề phòng chuyện tình cảm của mình trở thành chủ đề bàn luận mỗi ngày.

Chỉ cần gia đình tụ tập đông người để tán gẫu, cô ấy sẽ tránh đi để không bị kéo vào đó. Trong dịp tết năm nay, một người anh họ kém 6 tuổi của Lưu Hy đã dẫn bạn gái về ra mắt gia đình. Mọi sự chú ý gần như đổ dồn về phía Lưu Hy và cuối cùng cô cũng không thể thoát khỏi "sự thúc giục kết hôn" đến từ phía cha mẹ và họ hàng.

Lưu Hy không thể chấp nhận việc cô giống như một "món hàng được trưng bày và định giá trên thị trường hẹn hò".

Cô gái 28 tuổi mừng như bắt được vàng vì

Hình minh họa. Ảnh: Sina

Cô được cha mẹ sắp xếp cho các buổi gặp gỡ tìm hiểu ngay sau khi trở về nhà. Lưu Hy hiểu được cha mẹ cũng vì con gái lớn chưa lấy chồng mà áp lực nên cô vẫn lịch sự trao đổi thông tin với những người xem mắt. Nói chuyện trực tiếp không được họ dùng cách gửi tin nhắn, gọi điện liên tục để nhắc nhở và yêu cầu cô phải dẫn bạn trai về ra mắt trong năm.

Tuy nhiên, sau một thời gian dài, áp lực giục kết hôn của Lưu Hy không chỉ đến từ cha mẹ mà kéo sang cả họ hàng và bạn bè xung quanh. Một người bạn đại học của cha cô đã dùng mọi mối quan hệ của mình để giới thiệu bạn trai cho Lưu Hy. Hơn thế nữa, bà ấy còn tìm thông tin những đối tượng được cho là phù hợp và thuyết phục cô liên hệ trước với họ.

Trên thực tế, cha mẹ luôn đặt hy vọng quá cao vào con cái thì rất dễ xảy ra mâu thuẫn với nhau. 

Hạnh phúc là chuyện cả đời, không thể nóng vội

Con người đều có lối sống riêng với những thói quen riêng. Trong mắt người của thế hệ trước, đó có thể là những thói quen không lành mạnh, nhưng đôi khi không phải muốn thay đổi mà được, mà nó thường xuất phát từ nhiều yếu tố. Chẳng hạn, gọi đồ ăn ngoài là một việc thường bị cha mẹ cằn nhằn. Tuy nhiên, sau 1 ngày làm việc căng thẳng, tối mịt với về đến nhà, nhiều người trẻ thực sự không có thời gian rảnh rỗi cũng như tâm trí, sức lực để tự nấu một bữa ăn ngon nữa. Họ cần nhanh chóng gọi đồ ăn ngoài để tranh thủ nghỉ ngơi.

Kể cả việc có kết hôn hay không cũng tương tự như vậy. Thế hệ trước luôn cho rằng, đến một độ tuổi nhất định thì nên kết hôn, nhưng giới trẻ ngày nay lại có những quan niệm riêng.

Khi ý kiến của cả hai không thể hòa giải và cha mẹ luôn muốn điều chỉnh thói quen, quan điểm sống của con, mâu thuẫn chắc chắn sẽ nổ ra, thậm chí con cái có thể không muốn về nhà. Đó là kết quả tồi tệ nhất mà không ai muốn.

Cô gái 28 tuổi mừng như bắt được vàng vì

Hình minh họa. Ảnh: Sina

Thực tế, cha mẹ không cần can thiệp vào thói quen và lựa chọn của con cái đã trưởng thành. Khi mọi người đến một độ tuổi nhất định, họ cần tự biết điều gì là tốt hơn cho mình, tự hiểu mình muốn gì và tự chịu hậu quả của việc đó.

Có thể sự lựa chọn của họ có những thiếu sót, nhưng chỉ khi họ tự mình vượt qua từng bước đường tương lai, họ mới ngày càng trưởng thành và cứng cáp.

Một gia đình hạnh phúc chắc chắn sẽ cho phép mỗi thành viên có những quan điểm và thói quen khác nhau. Ngay cả khi có những khác biệt và không thể thống nhất được, họ vẫn có thể hiểu nhau và tìm kiếm điểm chung đồng thời bảo lưu những khác biệt.

Mặc dù cha mẹ rất quan trọng nhưng con trẻ bắt buộc phải dần dần rời xa vòng tay cha mẹ để bắt đầu học cách tự lập, tự lo cho cuộc sống của bản thân. 

Theo Sohu

 


Theo Thùy Anh

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên